CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
1.2.1. Các chỉ tiêu liên quan doanh thu
Doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
Ý nghĩa của doanh thu hoạt động kinh doanh là nền tảng đánh giá thành quả hoạt động SXKD, đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp thành quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào định hướng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, từ đầu năm doanh nghiệp xây dựng phương án và giao kế hoạch doanh thu để doanh nghiệp thực hiện trong năm. Trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp có thể tạo ra và kiểm soát được, các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến doanh thu bao gồm:
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch doanh thu:
- Chênh lệch doanh thu thực tế so với doanh thu kế hoạch (lấy doanh thu thực tế trừ doanh thu kế hoạch), nhằm để đánh giá giá trị doanh thu thực hiện trong kỳ SXKD có đảm bảo hoàn thành kế hoạch hay không.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu so với năm trước (lấy doanh thu năm này chia cho doanh thu năm trước), phản ánh tốc độ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm so với cùng kỳ năm trước, từ đó đánh giá được mức độ tăng trưởng hay thu hẹp sản xuất qua các năm.
- Mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu (lấy doanh thu thực hiện chia doanh thu kế hoạch), nhằm đánh giá sự nỗ lực của doanh nghiệp tạo ra doanh thu trong kỳ.
Qua đánh giá các chỉ tiêu liên quan doanh thu giúp doanh nghiệp có những chiến lược SXKD, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm tăng trưởng doanh thu đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận.
Các chỉ tiêu đánh giá khác liên quan đến doanh thu:
- Số vòng quay nợ phải thu khách hàng (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.
Công thức tính là:
Số vòng quay nợ phải
thu khách hàng =
Doanh thu thuần
Nợ phải thu khách hàng bình quân
(Nợ phải thu khách hàng bình quân bằng trung bình cộng đầu kỳ và cuối kỳ của giá trị các khoản phải thu)
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao.
Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.
- Số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ số này được tính ra bằng cách:
Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu trong kỳ
Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ Trong đó: Giá trị hàng tồn kho bình quân bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.
Tỷ số cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra số doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó. Tỷ số càng cao có thể là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm.
Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, chỉ số vòng quay
hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
- Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Công thức tính là:
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Trong đó:
+ Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu như các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại hoặc doanh thu bán hàng bị trả lại.
+ Vốn lưu động bình quân được tính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.
Vốn lưu động được tính bằng công thức:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Đối với chỉ số vòng quay vốn lưu động càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng vốn lưu động tốt. Ngược lại, nếu vòng quay vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn chậm. Qua đó sẽ khiến cho các chi phí kinh doanh, tiến trình hoạt động sản xuất ngưng trệ, chậm phát triển và doanh thu không được tăng trưởng.
- Số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức xác định:
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần Giá trị bình quân tổng tài sản
Tổng tài sản bao gồm cả tài sản lưu động lẫn tài sản cố định của doanh nghiệp trong cùng kỳ đó.
Giá trị bình quân tính tổng tài sản bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
- Năng suất lao động
Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Nếu đầu ra là tổng doanh thu thì đầu vào là giờ công lao động hoặc số lượng lao động đang làm việc.
Năng suất lao động =
Doanh thu hoạt động kinh doanh Tổng số lao động
Dùng chỉ tiêu năng suất lao động để đánh giá trình độ sử dụng chi phí đầu vào là nguồn nhân công, tính trong một kỳ sản xuất kinh doanh thì một lao động bình quân tạo ra bao nhiêu doanh thu.
Để đánh giá năng suất lao động thì thường so sánh năng suất lao động kỳ này với kỳ trước, so sánh với kế hoạch xem hiệu quả sử dụng lao động có đạt như kỳ vọng hay không.
Các chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động: Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau, do đó có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động, thông thường sử dụng 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật, chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền).