CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
2.2.2. Đánh giá theo các chỉ tiêu chi phí
Chi phí là toàn bộ nguồn lực mà Trung tâm bỏ ra để đạt được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh. Hàng năm Trung tâm Kinh doanh được Tổng Công ty giao kế hoạch chi phí để hoạt động. Tổng Công ty xác định phần vượt chi và tiết kiệm chi phí trên tổng chi phí viễn thông CNTT trực tiếp thực hiện so với kế hoạch xác định theo kết quả doanh thu. Mức chi phí tiết kiệm là tổng chi phí viễn thông CNTT trực tiếp thực hiện nhỏ hơn với kế hoạch xác định theo kết quả doanh thu. Mức chi phí vượt là tổng chi phí viễn thông CNTT trực tiếp thực hiện lớn hơn với kế hoạch xác định theo kết quả doanh thu. Các chỉ tiêu thực hiện chi phí được thể hiện vào quy chế xác định quỹ tiền lương mà Tổng Công ty cấp về cho Trung tâm Kinh doanh.
Phân loại chi phí
Có ba loại chi phí được Trung tâm Kinh doanh phân loại để xác định thành quả hoạt động kinh doanh bao gồm: Chi phí trực tiếp; Chi phí loại trừ và Chi phí phối hợp kinh doanh (sau đây gọi tắt là chi phí phối hợp).
Cách ghi nhận chi phí
Toàn bộ nguồn lực mà Trung tâm phải bỏ ra để đạt mục đích kinh doanh được xác định là chi phí hoạt động kinh doanh của Trung tâm dựa vào hợp đồng, khối lượng công việc được nghiệm thu, hóa đơn, chứng từ hợp lý hợp lệ.
(1)Chi phí trực tiếp và chi phí loại trừ
Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí trực tiếp tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
Phân loại chi phí trực tiếp theo các loại sau:
- Chi phí nhân công: bao gồm các khoản liên quan đến người lao động như tiền lương, các khoản chi phí trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp), các khoản chi về đào tạo, bảo hộ lao động, khám sức khỏe, trợ cấp mất việc làm. Chi phí nhân công trả cho cán bộ công nhân viên là người lao động có hợp đồng từ một năm trở lên tại Trung tâm.
- Chi phí tiếp thị: gồm các khoản chi cho quảng cáo, truyền thông, nhận diện thương hiệu, các khoản chi hoa hồng xúc tiến bán hàng và chi cho công tác chăm sóc khách hàng.
Ngoài lực lượng lao động là cán bộ công nhân viên, Trung tâm phải thuê cộng tác viên xã hội để thực hiện các công đoạn bán hàng, chi phí thuê cộng tác viên được ghi nhận vào khoản mục chi phí tiếp thị. Trung tâm chủ
động tìm cộng tác viên phù hợp, có khả năng đáp ứng được công việc để ký hợp đồng.
- Chi phí thuê thu cước: đặc điểm khách hàng sử dụng cước viễn thông trả sau là dùng dịch vụ trước trả tiền sau nên công đoạn thu cước phải được tổ chức và quản lý có hệ thống. Khách hàng ở khắp tất cả các vùng miền trên địa bàn tỉnh, với số lượng khách hàng rất lớn, để đảm bảo thu nợ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông CNTT đạt tỷ lệ cao nhằm bảo toàn và thu hồi nguồn vốn trong thời gian sớm nhất thì Trung tâm chủ động thuê cộng tác viên thu cước để thực hiện công đoạn này. Chi phí để thực hiện công tác thu nợ cước viễn thông công nghệ thông tin được đưa vào khoản mục chi phí thuê thu cước.
- Chi phí cố định
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi theo doanh thu gồm: Khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định, chỉnh trang phát triển điểm bán, nhận diện thương hiệu; thuê hạ tầng; điện nước nhiên liệu.
Các khoản chi này được xác định theo kế hoạch lao động, định mức chi, biến động tăng giảm tài sản trong năm kế hoạch và mức duy trì thực hiện của năm liền trước.
- Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi gồm các khoản biến đổi theo doanh thu (áp dụng đơn giá, hệ số, tỷ lệ). Trung tâm chủ động thực hiện theo kết quả doanh thu, sản lượng đạt được. Các khoản chi phí biến đổi gồm: Chi phí tiếp thị; Chi phí thuê thu cước; Tiền lương; Chi phí biến đổi khác (bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; trích dự phòng nợ phải thu, tiếp tân, chi phí dịch vụ mua ngoài).
Bảng 2.6 Tình hình thực hiện chi phí trực tiếp của Trung tâm kinh doanh VNPT - Quảng Bình từ năm 2017 đến 2019
Đơn vị tính: triệu đồng Mã
số Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 B Chi phí VT-CNTT 67.145 74.468 85.701 1 Chi phí nhân công 24.239 27.447 34.942 1.1 Tiền lương 17.667 22.256 28.775 1.2
Chi phí bảo hộ lao động
và khám sức khỏe định kỳ 438
451 760 1.3 Chi phí bổ túc, đào tạo 216 262 263 1.4
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp
2.453
2.517
2.763
1.5 Ăn ca 1.330 1.252 1.267 1.6
Chi mang tính chất phúc
lợi 617 444 825 1.7
Chi trợ cấp mất việc
làm/thôi việc 1.518 266 289 2 Tiếp thị 16.425 25.442 25.571 2.1 Quảng cáo, truyền thông 4.047 2.878 2.192 2.2
Hoa hồng xúc tiến bán
hàng 4.703 12.076 17.897 2.3 Chăm sóc khách hàng 7.675 10.488 5.481 3 Chi phí thuê thu cước 5.756 5.756 6.175 4 Chi phí cố định 8.713 5.077 6.049
4.1 Khấu hao
390 581 1.044 4.2 Chi phí thuê hạ tầng 56 113 817
Mã
số Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 4.3
Chỉnh trang, phát triển
điểm bán 4.700 2.020 2.125 4.4 Sửa chữa TSCĐ 2.483 1.193 796 4.5 Điện, nước, nhiên liệu 1.084 1.170 1.267 5 Chi phí biến đổi 12.012 10.746 12.964 5.1 Dụng cụ sản xuất 1.516 769 3.438 5.2 Phí, lệ phí
72
89
126
5.3
Chi phí dự phòng/xử lý nợ
khó đòi 2.741 2.298 2.568 5.4 Nguyên vật liệu 1.725 1.660 1.543 5.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 4.430 4.453 3.836 5.6 Tiếp tân, khánh tiết 1.055 1.159 1.149 5.7 Chi phí bằng tiền khác 471 318 304 Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình SXKD Trong tổng số chi phí trực tiếp đang hạch toán vào sổ sách kế toán của Trung tâm thì bao gồm khoản chi phí được loại ra khi lập kế hoạch gọi là chi phí loại trừ.
Chi phí loại trừ: bản chất là các chi phí trực tiếp nhưng không tính vào kế hoạch của Trung tâm mà được Tổng Công ty chi trả, không dùng nguồn chi phí đó để tính vào chênh lệch thu chi của Trung tâm. Đó là các khoản chi phí từ các chương trình kinh doanh, chính sách bán hàng của Tổng Công ty triển khai, các chương trình mang tính chung của toàn Tổng Công ty, các chương trình đặc biệt, chương trình đột xuất ngoài dự kiến kế hoạch được Tổng Công ty chi thanh toán tập trung hoặc giao về các Trung tâm chi thanh
toán nhưng được kê khai loại trừ và không tính vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
Bản chất của chi phí loại trừ cũng là chi phí trực tiếp, điều kiện để ghi nhận là thực hiện theo chương trình của Tổng Công ty căn cứ vào khối lượng thực tế phát sinh có hóa đơn, chứng từ hợp lý hợp lệ.
Cuối kỳ (tháng, quý, năm) Trung tâm báo cáo để Tổng Công ty loại trừ không tính vào kế hoạch chi phí cho Trung tâm.
Bảng 2.7 Tình hình thực hiện chi phí loại trừ của Trung tâm kinh doanh VNPT - Quảng Bình từ năm 2017 đến 2019
Đơn vị tính: triệu đồng Mã số Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
B Chi phí VT-CNTT 6.201 8.790 11.093
1 Chi phí nhân công 794 2.940 3.819
1.1 Tiền lương - 2.799 3.502
1.3 Chi phí bổ túc, đào tạo 35 7 22
1.6 Chi mang tính chất phúc lợi - - 150
1.7
Chi trợ cấp mất việc làm/thôi
việc 759 133 145
2 Tiếp thị 1.560 5.754 5.704
2.1 Quảng cáo, truyền thông 917 - 32
2.2 Hoa hồng xúc tiến bán hàng 185 3.274 4.433
2.3 Chăm sóc khách hàng 457 2.480 1.238
4 Chi phí cố định 1.923 - 53
4.3
Chỉnh trang, phát triển điểm
bán 1.409 - 53
4.4 Sửa chữa TSCĐ 479 - -
4.5 Điện, nước, nhiên liệu 35 - -
Mã số Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
5 Chi phí biến đổi 1.925 96 1.518
5.1 Dụng cụ sản xuất 349 - 1.384
5.3
Chi phí dự phòng/xử lý nợ
khó đòi 472 - -
5.4 Nguyên vật liệu 208 87 133
5.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 896 9 -
Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình SXKD Trong báo cáo tình hình SXKD của Trung tâm phải tách ra phần chi phí thuộc Trung tâm quản lý và kiểm soát được (được tính bằng tổng chi phí trực tiếp trừ phần chi phí loại trừ)
Bảng 2.8 Tình hình thực hiện chi phí trực tiếp (không gồm chi phí loại trừ) của Trung tâm kinh doanh VNPT - Quảng Bình từ năm 2017 đến
2019
Đơn vị tính: triệu đồng Mã
số Chỉ tiêu Năm
2017
Năm 2018
Năm 2019 B
Chi phí VT-CNTT (không
gồm chi phí loại trừ) 60.944 65.678 74.608 1 Chi phí nhân công 20.455 24.507 31.123
1.1 Tiền lương 14.677 19.457 25.273
1.2 Chi phí bảo hộ lao động và
khám sức khỏe định kỳ 438 451 760
1.3 Chi phí bổ túc, đào tạo 182 255 241
1.4
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp
2.453 2.517 2.763
1.5 Ăn ca 1.330 1.252 1.267
1.6 Chi mang tính chất phúc lợi 617 444 675
1.7 Chi trợ cấp mất việc làm/thôi
việc 759 133 145
Mã
số Chỉ tiêu Năm
2017
Năm 2018
Năm 2019
2 Tiếp thị 17.855 19.688 19.867
2.1 Quảng cáo, truyền thông 3.130 2.878 2.160 2.2 Hoa hồng xúc tiến bán hàng 4.518 11.529 16.197
2.3 Chăm sóc khách hàng 7.218 8.008 4.243
3 Chi phí thuê thu cước 5.756 5.756 6.175
4 Chi phí cố định 6.790 5.077 5.996
4.1 Khấu hao 390 581 1.044
4.2 Chi phí thuê hạ tầng 56 113 817
4.3 Chỉnh trang, phát triển điểm
bán 3.291 2.020 2.073
4.4 Sửa chữa TSCĐ 2.005 1.193 796
4.5 Điện, nước, nhiên liệu 1.049 1.170 1.267 5 Chi phí biến đổi 10.088 10.649 11.447
5.1 Dụng cụ sản xuất 1.168 769 2.053
5.2 Thuế, phí, lệ phí 72 89 126
5.3 Chi phí dự phòng/xử lý nợ khó
đòi 2.269 2.298 2.568
5.4 Nguyên vật liệu 1.518 1.573 1.411
5.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.534 4.446 3.836
5.6 Tiếp tân,khánh tiết 1.055 1.159 1.149
5.7 Chi phí bằng tiền khác 471 315 304
Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình SXKD
Bảng 2.9 Đánh giá tình hình thực hiện chi phí trực tiếp (không gồm chi phí loại trừ) của Trung tâm kinh doanh VNPT - Quảng Bình từ năm
2017 đến 2019 Chỉ tiêu
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Chi phí trực tiếp (không gồm chi phí
loại trừ)
60.994
65.678
74.608
Hoàn thành so với kế hoạch 99% 92% 105%
Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ 100% 108% 114%
Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình SXKD Hạn chế của việc ghi nhận chi phí trực tiếp: Đối với khoản chi phí loại trừ được thực hiện và hạch toán tại Trung tâm nhưng khi báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho cấp trên (Tổng Công ty) thì loại ra khỏi chi phí và chênh lệch thu chi của Trung tâm.
Trung tâm đã dùng khoản chi này để phục vụ kinh doanh nhưng không tính đến hiệu quả mà nó mang lại làm ảnh hưởng đến thành quả hoạt động kinh doanh chung của Tổng Công ty.
(2)Chi phí phối hợp kinh doanh
Chi phí phối hợp kinh doanh là chi phí của các đơn vị trực thuộc Tập đoàn phải bỏ ra để tạo ra được dịch vụ viễn thông bán cho khách hàng, bao gồm chi phí về kỹ thuật để cung cấp dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin cho khách hàng và chi phí về bán hàng.
Áp dụng theo cơ chế của Tập đoàn VNPT về phân chia giá phối hợp giữa công ty mẹ (Tập đoàn VNPT) và các công ty con là VNPT-Vinaphone;
VNPT – Net; VNPT – Media; VNPT-IT; các Viễn thông tỉnh/thành phố.
Theo cơ chế đó thì Trung tâm Kinh doanh phải trả chi phí cung cấp dịch vụ cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT, chi phí đó được ghi nhận vào chi phí phối hợp kinh doanh, bao gồm:
- Chi phí cung cấp dịch vụ di động
- Chi phí cung cấp dịch vụ băng rộng Internet Fiber, truyền số liệu - Chi phí cung cấp dịch vụ truyền hình số MyTV
- Chi phí cung cấp dịch vụ phần mềm CNTT
Tập đoàn VNPT ban hành giá phối hợp kinh doanh áp dụng cho toàn bộ các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn, đã có nhiều văn bản quy định về giá chuyển giao như văn bảnsố 815/QĐ-VNPT-KHĐT ngày 19 tháng 5 năm 2016 về việc ban hành giá chuyển giao các dịch vụ viễn thông, truyền hình và công nghệ thông tin của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nay đã thay thế bằng văn bản số 644/QĐ-VNPT-KHĐT ngày 20 tháng 5 năm 2019.
Khi phát sinh lưu lượng từ cước kết nối và chuyển vùng quốc tế được ghi nhận tương ứng với giá trị cước kết nối và chuyển vùng quốc tế, dựa vào biên bản đối soát hàng tháng giữa Trung tâm và các đối tác. Giá trị cước kết nối và chuyển vùng quốc tế mà Trung tâm phải trả cho các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn thì Trung tâm hạch toán vào chi phí phối hợp kinh doanh.
Một số nội dung đơn giá phối hợp các dịch vụ theo văn bản số 644/QĐ- VNPT-KHĐT ngày 20 tháng 5 năm 2019 như sau:
Lưu lượng kết nối thoại, SMS ngoại mạng dịch vụ di động, cố định vô tuyến (Gphone)
Đặc điểm giá phối hợp kết nối thoại di động được tính theo sản lượng phát sinh là phút thoại (đơn giá đồng/phút) và kết nối SMS di động là tính
theo bản tin (đơn vị tính đồng/SMS) không phụ thuộc vào gói cước của khách hàng đang sử dụng.
Đơn giá phối hợp dịch vụ MegaVNN, FiberVNN, dịch vụ MyTV
Đặc điểm giá phối hợp kết nối thoại di động được tính theo sản lượng là thuê bao (đơn giá đồng/thuê bao/tháng) không phụ thuộc vào gói cước của khách hàng đang sử dụng.
Đơn giá phối hợp dịch vụ CNTT
Tập đoàn phân chia tỷ lệ chi phí cho các đơn vị phối hợp trong cung cấp dịch vụ một cách tương đối, không có căn cứ rõ ràng để xác định.
Ví dụ, đối với dịch vụ iGate Trung tâm Kinh doanh phải trả cho VNPT- IT là 25% gói cước khách hàng, phải trả cho Viễn thông Quảng Bình là 20%
gói cước khách hàng, Trung tâm Kinh doanh ghi nhận số phải trả đó vào chi phí phối hợp kinh doanh.
Đối với giá phối hợp thẻ cào, mệnh giá tiền nạp trả trước Vinaphone Khi Trung tâm kích hoạt thẻ cào để chuyển sang trạng thái sẵn sàng sử dụng để bán cho đại lý, người tiêu dùng thì Trung tâm phải trả chi phí cho đơn vị trực thuộc Tập đoàn là VNPT-Net với tỷ lệ là 94% mệnh giá thẻ nạp chuyển sang trạng thái sẵn sàng sử dụng. Chi phí đó được Trung tâm ghi nhận là ghi phí phối hợp kinh doanh.
Bảng 2.10 Tình hình thực hiện chi phí phối hợp tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Quảng Bình giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019
Đơn vị tính: triệu đồng Mã
số Chỉ tiêu
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 C Chi phí phối hợp kinh
doanh 480.427 508.699 503.964
1
Chi phí phối hợp kinh doanh dịch vụ viễn thông thẻ cào trả trước
151.734 150.607 135.860
2
Chi phí phối hợp kinh doanh dịch vụ viễn thông CNTT trả sau
328.693 358.092 368.104 Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình SXKD Hạn chế của việc ghi nhận chi phí phối hợp kinh doanh:
+ Đối với dịch vụ viễn thông trả sau: việc ghi nhận chi phí phối hợp dựa trên lưu lượng và đơn giá cố định nên khách hàng sử dụng càng nhiều lưu lượng thì Trung tâm phải trả chi phí phối hợp càng cao, trong khi do thị trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt nên Trung tâm phải thiết kế các gói cước có lưu lượng cao, giá bán rẻ để thu hút khách hàng làm cho doanh thu từ khách hàng tăng ít hơn so với tốc độ tăng chi phí.
+Đối với việc phân chia chi phí phối hợp dịch vụ CNTT là không chính xác, không có căn cứ để phân chia theo tỷ lệ tương đối như hiện nay.
+Đối với chi phí phối hợp dịch vụ viễn thông trả trước là thẻ cào: khi kích hoạt trạng thái sẵn sàng sử dụng thì Trung tâm đã phải ghi nhận chi phí trong khi khách hàng chưa sử dụng và có khi khách hàng sử dụng thẻ cào đó phát sinh cuộc gọi, nhắn tin, data… ở tỉnh khác.
Với những hạn chế như trên làm ảnh hưởng đến thành quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình, ảnh hưởng đến xếp hạng so với các thành viên khác cùng Tổng Công ty, ảnh hưởng đến chế độ quỹ lương, chế độ khen thưởng mà Tổng Công ty cấp về cho Trung tâm.