CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
1.2.3. Các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận
Lợi nhuận trong kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Phương pháp xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành tiêu thụ sản phẩm
- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm:
+Khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ +Chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ +Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ +Giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ
+Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng - Nhóm nhân tố về kỹ thuật công nghệ và tổ chức quản lý, sử dụng vốn:
Các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
-Tăng doanh thu: các doanh nghiệp luôn tìm cách để tăng doanh thu, tùy theo từng ngành nghề, từng thời điểm để có chiến lược phù hợp với thị trường, trong đó có hai biện pháp là:
+Tăng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường:
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng và phong phú, dễ biến động do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty. Việc tăng lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình
sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động, phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa mẫu mã sản phẩm tiêu thụ giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
+Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có lợi nhuận cao:
Mỗi doanh nghiệp có những mặt hàng tiêu thụ khác nhau thì thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau. Đối với những mặt hàng có lợi nhuận lớn thì doanh nghiệp cần phấn đấu tăng lượng tiêu thụ chú trọng vào sản xuất mặt hàng đó nhiều hơn.
-Giảm chi phí
Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận.
Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành là tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên bao gồm các chi phí chính như:
Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, các chi phí tiền lương, tiền công. Do vậy muốn hạ giá thành sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí.
+ Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu: Cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu.
+ Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm: Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.
+ Tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: Để thấy được hiệu quả rõ rệt của sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm.
Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ không có lợi nhuận. Cần có biện pháp xúc tiến bán hàng như quảng cáo, khuyến mãi... làm tốt công tác dịch vụ khách hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch lợi nhuận:
- Chênh lệch lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kế hoạch (lấy lợi nhuận thực tế trừ lợi nhuận kế hoạch), nhằm để đánh giá giá trị lợi nhuận thực hiện trong kỳ SXKD có đảm bảo hoàn thành kế hoạch hay không.
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với năm trước (lấy lợi nhuận năm này chia cho lợi nhuận năm trước), phản ánh tốc độ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm so với cùng kỳ năm trước, từ đó đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm.
- Mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận (lấy lợi nhuận thực hiện chia lợi nhuận kế hoạch), nhằm đánh giá hoàn thành nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá khác liên quan đến lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ số ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Công thức tính tỷ số ROS như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =
Lợi nhuận trước thuế
X 100%
Tổng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu (ROS) có ý nghĩa là một trăm đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ số này càng cao càng
tốt. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả cao, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ.
Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn.
Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ số ROA (viết tắt Return on Assets), là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp
Công thức tính tỷ số ROA như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
Lợi nhuận trước thuế
X 100%
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn.
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ số ROE (viết tắt Return on Equity), để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.
Công thức tính tỷ số ROE như sau:
Tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
X 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của
vốn chủ sở hữu càng lớn.