CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
* Sự phát triển của khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
Hạ tầng cơ sở CNTT là cơ sở nền tảng cần thiết ban đầu cho sự ra đời của DVNHĐT bao gồm công nghệ tính toán và công nghệ truyền thông. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đó thì bản thân NH ngoài việc có nguồn tài chính mạnh để đầu tƣ cho công nghệ thì còn phải bị phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển
của CNTT trong nước cũng như các nước trên thế giới.
* Môi trường pháp lý
DVNHĐT là DV dễ gặp nhiều rủi ro trong vấn đề bảo mật và an ninh điện tử. Do đó, nó lại càng cần một môi trường pháp lý an toàn để đảm bảo quyền lợi cho NH cũng như quyền lợi của KH. Môi trường pháp lý cho DVNHĐT bao gồm: luật thương mại điện tử, thanh toán điện tử, luật giao dịch điện tử, luật xử lý tranh chấp đối với các giao dịch điện tử.
Môi trường pháp lý càng hoàn thiện và ổn định sẽ tạo hành lang pháp lý để NH triển khai DVNHĐT của mình cũng như tạo sự tin tưởng cho KH khi sử dụng DV.
* Môi trường kinh tế - xã hội
DVNHĐT ra đời và phát triển là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội. Các yếu tố như: tiềm năng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế, tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền, thu nhập và phân bố thu nhập của dân cƣ, sự ra đời của các DN kết nối trong thanh toán điện tử giữa nhà cung cấp DV với các NH…Là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng các DV NHĐT nói chung. Ngoài ra, các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,,, cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Một xã hội với trình độ công nghiệp hóa cũng như thu nhập của người dân càng cao họ càng có xu hướng sử dụng DVNHĐT càng nhiều.
* Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVNHĐT của NH. Để tồn tại và phát triển không bị mất thị phần DVNHĐT vào tay các NH khác, các NH phải đầu tƣ công nghệ, sắp xếp lại tổ chức hoạt động, gia tăng các loại hình, các sản phẩm NHĐT mới… Nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các NH khác.
Đối thủ cạnh tranh là yếu tố quyết định thu hẹp hay mở rộng thị phần của một NH khi tham gia thị trường NHĐT. Nếu một thị trường có một NH cung cấp DV NHĐT thì NH đó sẽ có lợi thế độc quyền, nhƣng giá phí lại có thể rất cao và quyền lợi của KH đó khó đƣợc đảm bảo. Nhƣng khi nhiều KH tham gia vào thị trường, cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt thì sẽ góp phần phát triển, đa dạng hóa DV, giảm phí DVNHĐT do đó quyền lợi của KH cũng đƣợc đảm bảo.
* Sự phát triển của các hệ thống mạng dịch vụ viễn thông.
Để có thể cung cấp DVNHĐT cho khách hàng, trong đó có KHCN;
ngân hàng buộc phải có sự hợp tác liên kết chặt chẽ với các hệ thống kinh doanh dịch vụ viền thông. Trong nền kinh tế nếu các hệ thống này phát triển mạnh và rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều ngân hàng trong việc phát triển kinh doanh DVNHĐT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên những khái niệm cơ bản cũng như các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử, đƣa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của Ngân hàng điện tử của các nước trên thế giới. Với những tiện ích, ưu điểm của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý và công nghệ cũng góp phần không kém trong việc triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử.
CHƯƠNG 2