CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ NHĐT ĐỐI VỚI
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2015 – 2017
Agribank Đà Nẵng là một trong những NH có thị phần huy động vốn và cho vay lớn trên địa bàn TP. Agribank Đà Nẵng đã thực hiện nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều hình thức huy động vốn mới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng TD, phục vụ các nhu cầu ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn cho KH. Nguồn vốn huy động càng nhiều thì khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng TD phục vụ cho nền kinh tế, đời sống xã hội càng cao. Để đảm bảo huy động đƣợc nguồn vốn, Agribank Đà Nẵng đã đa dạng hóa các loại hình huy động nhƣ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu NH, tiết kiệm có kỳ hạn đa dạng với nhiều cách thức thanh toán lãi, gửi tiết kiệm trúng thưởng…. tạo điều kiện thuận lợi để người gửi tiền lựa chọn loại hình gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra, tăng cường các tiện ích để phục vụ tốt các nhu cầu thanh toán qua NH cũng góp phần làm tăng số dƣ tiền gửi huy động cho NH.
Từ năm 2015, Agribank Đà Nẵng đã bắt đầu định hướng vào khách hàng một cách rõ nét. NH đã tiến hành nhiều điều chỉnh trong sản phẩm, cơ cấu tổ chức và đã tiến hành quán triệt đến từng nhân viên tinh thần lấy khách hàng làm trọng tâm của mọi hoạt động.
Agribank Đà Nẵng hiện đang phân đoạn khách hàng thành 2 nhóm chính là khách hàng hộ sản xuất & cá nhân (KH HSX & CN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Từ năm 2015, phòng kinh doanh của Ngân hàng NNo
& PTNT Chi nhánh Đà Nẵng đƣợc tách ra thành mảng KH HSX & CN và KHDN để có thể chuyên trách theo từng nhóm khách hàng, nhằm nâng cao
chất lƣợng phục vụ khách hàng.
Trong đó, nhóm KHDN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng (từ 80 – 90%). Nhóm KHDN đƣợc phân đoạn thành nhóm khách hàng truyền thống là các DN thuộc ngành bưu chính viễn thông, bảo hiểm, … và nhóm khách hàng mới là những DN vừa và nhỏ. Đến năm 2016, sau khi phòng KHDN đƣợc phân đoạn theo nhóm ngành kinh doanh nhƣ ngành nông nghiệp (Công ty CP Cấp nước,Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Sản… ), bảo hiểm (Bảo Hiểm Tiền Gửi VN, Công ty CP Bảo Hiểm NHNo Việt Nam…), bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin (Trung Tâm kinh doanh VNPT Đà Nẵng…).
Thời gian đầu thì nhóm KH HSX & CN chỉ là nhóm khách hàng đƣợc NH đƣa ra để cân đối cơ cấu khách hàng. Theo thời gian thì tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu của nhóm KH HSX & CN đang dần tăng lên. Đặc biệt là bắt đầu từ năm 2015, khi Ngân hàng NNo & PTNT Chi nhánh Đà Nẵng bắt đầu định hướng vào khách hàng thì số lượng KH HSX & CN đang dần tăng.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động theo KH
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2016/2015 2017/2016 Chênh
lệch
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch
Tỷ trọng
(%)
Tiền gửi tổ chức
kinh tế 1.409 17,02 1.507 14,14 1.936 14,53 +98 6,96 +429 28,47 Tiền gửi dân cƣ 6.870 82,98 9.148 85,86 11.387 85,47 +2.278 33,16 +2.239 24,48 Tổng nguồn vốn
huy động 8.279 100 10.655 100 13.323 100 +2.376 28,7 +2.668 +25,04
(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Đà Nẵng)
Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 13.323 tỷ đồng, tăng 2.668 tỷ đồng tương đương 25,04% so với cùng kỳ năm 2016. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy, trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn từ tiền gửi dân cƣ là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2016, nguồn vốn tăng trưởng 2.376 tỷ đồng là do nguồn tiền gửi dân cƣ trên địa bàn tang 2.278, còn nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tang nhẹ 98 tỷ đồng. Sang năm 2017, tổng nguồn vốn tăng nhƣng cũng là nhờ từ nguồn tiền gửi dân cƣ. Nguồn vốn huy động tuy tăng qua ba năm nhƣng không có sự bứt phá mạnh là do sự cạnh tranh gay gắt vè lãi suất giữa các NHTM trong khi lãi suất Agribank lại thấp so với mặt bằng lãi suất trên địa bàn. Tuy nguồn vốn có sự tăng trưởng theo thời gian nhƣng thị phần huy động vốn của Agribank Đà Nẵng chỉ chiếm thị phần huy động vốn còn ít trên địa bàn.
Agribank Đà Nẵng đã giao chỉ tiêu đến từng CBCNV ngay từ đầu năm, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, áp dụng chính sách khen thưởng tập thể và cá nhân…., nên chỉ tiêu nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh thị phần giữa các NHTM thông qua chạy đua lãi suất cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn, tuy nhiên nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng trong 3 năm liên tiếp cho thấy sự cố gắng của chi nhánh trong công tác huy động vống.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo thời hạn
ĐVT: Tỷ dồng Chỉ
tiêu
2015 2016 2017 So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2016/2015 2017/2016 Chênh
lệch
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch
Tỷ trọng
(%)
Ngắn
hạn 3.925 66,56 4.176 64 5.229 64 +251 +6,39 +1053 +25,22
Trung dài hạn
1.972 33,44 2.299 36 2.984 36 +327 +16,58 +685 +29,8
Tổng dƣ nợ cho vay
5.897 100 6.475 100 8.213 100 +578 +9,8 +1738 +26,84
(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Đà Nẵng) Tổng dƣ nợ tính đến thời điểm 31/12/2017 là 8.213 tỷ đồng tăng 578 tỷ đồng do với năm 2016, tương ứng là 9,8%. Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đi theo hướng tăng trưởng là chủ đạo. Xét về cơ cấu cho vay có thể nhận thấy, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tiếp tục có xu hướng tăng qua ba năm. Đối tượng cho vay ngắn hạn tập trung chủ yếu là cho vay phục vụ thương mại và sản xuất công nghiệp của các TCKT và cá nhân chiếm tỷ trọng 64% tương ứng với 5.256 tỷ đồng và cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 36% tương ứng với 2.957 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các dự án thủy điện và đường dây tải điện, bên cạnh đó một tỷ trọng nhỏ trong cho vay trung dài hạn là các khoản
cho vay tiêu dùng và SXKD của cá nhân hộ gia đình.
c. Hoạt động khác
Bảng 2.3: Bảng các hoạt động khác của Agribank Đà Nẵng
Hoạt động 2015 2016 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016 Chênh
lệch Tỷ lệ Chênh
lệch Tỷ lệ Số lƣợng tài khoản
giao dịch 14.574 14.977 16.053 403 2,7% 1076 7%
Số máy ATM 25 27 28 2 8% 1 4%
Số thẻ ATM 30.200 34.457 40.126 4.257 14% 5669 16,5%
Doanh số chuyển
tiền (Tỷ đồng) 10.406 22.030 29.370 11.624 112% 7.310 31,2%
Thu phí chuyển
tiền (Tỷ đồng) 4,15 8,11 10,24 3,97 96% 2,13 26,3%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Đà Nẵng) Tận dụng thương hiệu và mạng lưới các địa điểm rút tiền ATM phân bố rộng khắp địa bàn Đà Nẵng nên trong thời gian qua công tác phát hành thẻ ATM luôn dẫn đầu địa bàn. Hiện tại chi nhánh có 28 máy hoạt động bình thường.
Doanh số chuyển tiền tăng liên tục trong 3 năm cho thấy hệ thống thanh toán ngày càng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH.
Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới:
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh NHNo&PTNT Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có nhƣ: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, ngân hàng phục vụ dự án... Bên cạnh đó còn phát triển 1 số sản
phẩm dịch vụ mới nhƣ:
- Dịch vụ thu hộ học phí của 1 số trường đại học: Dịch vụ này có tác dụng thu hút 1 phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học.
- Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: đây là dịch vụ mang tính chất quảng bá thương hiệu cho tương lai nhiều hơn.
Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên qua các năm thu dịch vụ luôn đạt mức cao và chiếm khoảng 16,84% tổng thu nhập ròng.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đà Nẵng Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Tỷ đồng
STT Kết quả
HĐKD 2015 2016 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Tổng thu
nhập 420,177 512,865 735,116 92,688 22% 222,25 43%
2 Tổng chi
Phí 390,030 450,870 642,560 60,840 16% 191,690 43%
3 Lợi nhuận
trước thuế 30,147 61,995 92,556 31,848 9% 30,561 49%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Đà Nẵng) Cùng với sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn, dư nợ và phát triển dịch vụ thì lợi nhuận trước thuế năm 2017 cũng đạt được kỳ vọng của chi nhánh. Trong tổng thu nhập thì chủ yếu thu từ hoạt động tín dụng chiếm 85%
tổng thu nhập và các dịch vụ khác chiếm 15% tổng thu nhập. Trong năm 2017, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động vốn và nâng cấp trụ sở chính và các phòng giao dịch, tăng cường trang thiết bị, đào tạo đội ngũ nhân viên nên những năm qua chi phí cũng tăng dần.