CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ NHĐT ĐỐI VỚI
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NHĐT ĐỐI VỚI KHCN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.4. Khuyến nghị với Chính phủ
Để DVNHĐT đi vào đời sống và phát huy đƣợc toàn diện những ƣu thế lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tƣ, sự quan tâm đúng đắn từ phía Nhà nước, các cơ quan quản lý. Nhìn chung cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:
- Chính phủ cần xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật và nghị định nhằm quản lý tiến
trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử.
- Việc đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hóa DV NH không phải chỉ là vấn đề riêng của ngành NH mà còn là chiến lƣợc phát triển kinh tế của cả nước. Chỉ có như vậy thì mới có thể đưa nước ta nhanh chóng kinh tế của cả nước. Chỉ có như vậy thì mới có thể đưa nước ta nhanh chóng theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ NH. Đối với DVNHĐT, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các NH đầu tư và phát triển trang bị máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán điện tử.
- Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet. Thực hiện tin học hóa các tổ chức kinh doanh DV, các NH và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí…tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các DV trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng nhƣ công việc kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.
- Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khích, đãi ngộ cho các đối tƣợng là các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam…
- Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hiện đại hóa công nghệ và mở rộng DV NH.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống NH Việt Nam và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến.
- Đầu tƣ cho hệ thống giáo dục: Đây cũng là một trong những chiến lƣợc phát triển chung của một quốc gia.
Muốn hoàn thiện hoạt động kinh doanh DVNHĐT đối với KHCN đòi
hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt đƣợc các công nghệ hiện đại để đáp ứng đƣợc yêu cầu của hệ thống thanh toán điện tử. Sinh viên chính là chủ của đất nước trong tương lai, là đội ngũ cán bộ có năng lực mà chúng ta đang cần. Vì vậy, ngay từ bây giờ Nhà nước và các trường Đại học phải có các chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức của họ, cần đƣa thêm các môn học về TMĐT, thanh toán điện tử và công nghệ thông tin và chương trình học của các trường đại học. Bên cạnh đó có những chính sách khuyến khích những sinh viên giỏi: về học bổng, tài trợ du học….
Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định: Nền kinh tế của một quốc gia chỉ có thể phát triển vững mạnh khi môi trường kinh tế xã hội ổn định. Đối với DVNHĐT cũng vậy, khi kinh tế xã hội ổn định, trình độ và thu nhập của người dân được nâng cao, họ mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại, mới có thể sử dụng các DVNHĐT.
Thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường thông tin tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dịch vụ NHĐT ở các NHTM trong thời gian này này càng đƣợc phát triển và mở rộng. hầu hết các lĩnh vực đều đang đƣợc đẩy mạnh công nghệ hóa, hiện đại hóa và ngân hàng cũng không phải là một lĩnh vực ngoại lệ., do đó việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một vũ khí sắc bén giúp các ngân hàng có thể cạnh tranh, phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ này không thể chỉ có sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có sự đầu tƣ, ủng hộ của chính phủ, các tổ chức kinh tế và đặc biệt là các khách hàng. Những giải pháp nêu trên đây chỉ là những giải pháp đề xuất cơ bản, không phải để tất cả các ngân hàng đều áp dụng nó một cách rập khuôn, mà các ngân hàng cần phải dựa vào nó đồng thời dựa vào tình hình, thực lực của ngân hàng mình để đƣa ra những sách lƣợc, chiến lƣợc cụ thể cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, Agribank Đà Nẵng đã và đang củng cố, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sử dụng chất lƣợng dịch vụ nhƣ một công cụ cạnh tranh hữu hiệu từ đó hình thành nên nền tảng, phát triển vững chắc, vững bước đi lên đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận văn đã đạt đƣợc những kết quả nghiên cứu sau đây:
- Tổng hợp, hệ thống hóa những nội dung cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên cơ sở kế thừa những nội dung của những nghiên cứu trước đó kết hợp phát triển những phân tích của cá nhân người nghiên cứu; đồng thời lý giải các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Trên cơ sở vận dụng lý thuyết cũng nhƣ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng, luận văn đã đề xuất đƣợc một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng.
- Đề xuất các kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thiện hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng về những vấn đề nằm ngoài phạm vi giải quyết của Ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Văn Hà (2015), Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[2] Lê Quốc Hải (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Yên, Luận văn quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[3] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh
[4] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ năm 2015, 2016, 2017
[5] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DVNHĐT năm 2015, 2016, 2017
[6] Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Agribank Hải Châu – TP. Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[7] Phạm Đức Tài (2014), Triển vọng thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 6 – 2014
[8] Vũ Hồng Thanh, Vũ Duy Linh (2016), Hướng phát triển dịch vụ “mobile banking” cho các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 11-2016
[9] Lương Thị Tươi (2015), Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.