Các hoạt động trong quy trình cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi tỉnh gia la (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

1.2.3. Các hoạt động trong quy trình cho vay tiêu dùng

“Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đó là quá trình đồng bộ, có tính chất liên hoàn, theo trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng thường có 6 bước: Lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng”[4].

Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng:

+ Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp cho ngân hàng. Việc quản trị nhân sự ở ngân hàng cũng đƣợc điều chỉnh cho hợp lý và hiệu quả.Trong đó nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị chức năng đƣợc xác định rõ rang công việc liên quan cho hoạt động cho vay từ đó là cơ sở cho việc phân công nhiệm vụ ở từng vị trí

+ Các thủ tục phải phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng nhƣ kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết nhƣng không gây phiền hà cho khách hàng cũng nhƣ tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.Ngân hàng có thể thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp các quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu an toàn kinh doanh.

Nội dung nghiệp vụ các bước của quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng

- Lập hồ sơ tín dụng: Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau. Tùy theo quan hệ

giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Nhìn chung, một hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng các nội dung sau:

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng + Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng + Thông tin về đảm bảo tín dụng

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng những giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Giấy tờ chứng minh tƣ cách pháp nhân của khách hàng + Phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ

+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh vay Kết thúc khâu này, Ngân hàng có trong tay hồ sơ hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ thông tin về khách hàng một cách chi tiết nhất.

- Phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng là cơ sở quyết định cho vay. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lƣợng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Kết quả của khâu phân tích tín dụng là đƣa ra một tờ trình tín dụng với đầy đủ các nội dung phân tích về khách hàng đồng thời chuyển sang cho bộ phận có thẩm quyền phê duyệt, quyết định cho vay hay không.

- Quyết định tín dụng: Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình

tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Một điều không may là khâu quan trọng này lại là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm sai lầm nhất, có hai loại sai lầm cơ bản thường xẩy ra:

+ Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt + Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt

- Giải ngân: Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã đƣợc ký kết. Giải ngân là chuyển tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có đƣợc sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhƣng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó góp phần phát hiện, chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở khâu trước. Nguyên tắc giải ngân là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này

- Giám sát tín dụng: Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay đƣợc sử đụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau ngày, các phương pháp kiểm tra giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng + Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng định kỳ + Giám sát khách hàng thông qua việc trả gốc, lăi định kỳ + Kiểm tra trực tiếp tại nơi ở của khách hàng vay vốn.

+ Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác cùng lĩnh vực hoặc khác lĩnh vực.

+ Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác

Kết quả của khâu này đó là những biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc báo cáo đánh giá về hoạt động hiện tại của khách hàng nhằm đưa ra các quyết định tiếp tục cho vay hoặc thu hồi nợ trước hạn nếu cần thiết.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý nhƣ: Thu nợ cả gốc lẫn lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng

- Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ của khách hàng theo đúng những điều kiện của khoản vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thỏa thuận một trong những phương thức trả nợ như: Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn hay thu nợ gốc một lần nợ gốc khi đáo hạn và thu lãi định kỳ hoặc có thể thu nợ gốc, lãi định kỳ.

+ Tái xét hợp đồng tín dụng: thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã đƣợc cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.

+ Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản bảo đảm (nếu có) và lưu hồ sơ tín dụng của khách hàng vào kho lưu trữ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi tỉnh gia la (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)