Khuyến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi tỉnh gia la (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỌAT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV PHỐ NÚI

3.2.3. Khuyến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Khuyến nghị 1: Ngân hàng nhà nước cần chủ động hơn nữa trong việc tháo dỡ các rào cản, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại, có sự hỗ trợ hợp lý đối với các ngân hàng thương mại mới thành lập,

đóng vai trò hoạch định chiến lƣợc phát triển cho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện phát triển đối với các ngân hàng thương mại. Đồng thời trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhà nước cần nới rộng điều kiện cho vay tín chấp đối với ngân hàng thương mại cổ phần.

Khuyến nghị 2 :Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng,trong đó quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền lợi cho cả ngân hàng và người tiêu dùng. Đồng thời, tạo sự chủ động hơn nữa cho các ngân hàng, đặc biệt là trong giải quyết nợ quá hạn để các ngân hàng yên tâm hoạt động.

Khuyến nghị 3: Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.bên cạnh các chính sách tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng nhà nước cũng cần có các biện pháp nhằm tạo sự an toàn trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, xử lý nghiêm minh các vi phạm, trái với quy định cho vay của ngân hàng nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào những hạn chế đã được tác giả phân tích ở chương 2 và những nhân tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Phố Núi, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Phố Núi. Nhóm giải pháp bao gồm: Hoàn thiện chính sách sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu thị trường; Tiếp tục phát triển mạng lưới, mở rộng kênh phân phối; Hoàn thiện quy trình, thủ tục;Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng; Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong CVTD; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Tăng cường tuyên truyền, cổ động cho hoạt động cho vay tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ có ý nghĩa đối với các ngân hàng thương mại và người tiêu dùng mà đây còn là đòn bẩy quan trọng kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng là việc làm tất yếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng thời nó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Sau thời gian triển khai, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục và hoàn thiện để ngày càng phát triển. Trên thực tế, các NHTM đều nhận thấy rằng cho vay tiêu dùng là một định hướng đúng đắn trong chiến lƣợc phát triển của họ trong thời điểm hiện nay.

Nhìn chung, hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển tự phát dựa trên các mối quan hệ, nền khách hàng và mạng lưới sẵn có, chưa có một định hướng, kế hoạch, chiến lƣợc khai thác mảng sản phẩm này một các bài bản, nhằm khai thác tiềm lực sẵn có, đa dạng khách hàng, tăng hiệu quả và phân tán rủi ro.

Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Phố Núi, bài viết này đã đƣa ra nhiều phân tích, đánh giá kết quả đạt đƣợc và hạn chế, đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, hi vọng rằng các giải pháp này sẽ đƣợc Chi nhánh tham khảo và vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi tỉnh gia la (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)