Đặc điểm và vai trò tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

1.1. KHÁI QUÁT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

1.1.2. Đặc điểm và vai trò tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

a. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.

Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê gắn liền với những đặc thù kinh tế kỹ thuật của ngành. Ngành sản xuất cà phê có những đặc thù riêng biệt, đó là mang tính chất mùa vụ, nhu cầu vốn đầu tƣ lớn, thời gian đầu tư dài và mang tính rủi ro cao, những đặc thù này ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấp tín dụng cho vay của các NHTM hiện nay.

Hiện nay, các NHTM có nhiều hình thức cho vay và các hộ sản xuất cà phê sẽ lựa chọn hình thức tiếp cận vốn phù hợp. Các NHTM tham gia cung cấp dịch vụ tín dụng cho sản xuất cà phê có các hình thức cho vay nhƣ sau:

Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

- Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là khách hàng khi có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp mang hồ sơ vay vốn đến gặp các NHTM, căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, các NHTM sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, sau đó thẩm định các điều kiện về tài sản của khách hàng, tiếp đến xét duyệt hồ sơ vay vốn và giải ngân vốn vay cho khách hàng. Phương thức này được áp dụng đối với khách hàng cá nhân là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, đại diện là các tổ trưởng. “

- Cho vay gián tiếp:

+ Thông qua doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ là người truyền tải vốn tới cho các hộ gia đình, hộ cá nhân vay, đồng thời doanh nghiệp sẽ thu nợ giúp cho các NHTM, cung ứng vốn có thể bằng tiền vốn, vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của doanh nghiệp.

+Thông qua tổ

Đối tƣợng đƣợc vay vốn là các hộ gia đình, hộ cá nhân vay vốn để sản

xuất kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp mở mang ngành nghề tạo công ăn việc làm thông qua các tổ chức (Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…) thành lập. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình, hộ cá nhân vay thông qua tổ vay vốn phải tham gia các tổ vay vốn của một trong các tổ đã nêu trên và phải thực hiện quy ƣớc của tổ vay vốn. Tổ vay vốn phải đƣợc sự đồng ý của chính quyền xã và phải có tổ trưởng điều hành cũng như những quy ước trong quá trình hoạt động.

+ Phương thức tiếp cận vốn của hộ sản xuất cà phê Phương thức cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là cách thức ngân hàng giải ngân và thu nợ tiền vay trong quan hệ tín dụng với hộ sản xuất cà phê. Có nhiều phương thức cho vay, nhưng liên quan đến cho vay hộ sản xuất cà phê có các phương thức cho vay thường được áp dụng là: Phương thức cho vay từng lần, phương thức cho vay theo tiến độ thực hiện dự án. Tùy theo mức vốn vay, ngân hàng có thể áp dụng phương thức cho vay từng lần hoặc phương thức cho vay theo dự án đầu tư đối với các khoản cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản; cho vay trồng mới cà phê.”

b. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.

Thứ nhất, đảm bảo việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê, nâng cao khả năng hạch toán kinh tế, thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các hộ sản xuất.

Việc sản xuất cà phê đòi hỏi thời gian dài và nguồn vốn luôn sẵn sàng đáp ứng tại mọi thời điểm trong năm, trong khi đó hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn vốn cung ứng với mức lãi suất khác nhau, tromg đó chủ yếu là nguồn vốn không chính thống với mức lãi suất quá cao, người sản xuất cà phê không thể chịu nổi, vì vậy họ luôn tìm đến ngân hàng. Với mạng lưới hoạt động hiện nay, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn với quy mô

và thời gian phù hợp cho hoạt động sản xuất cà phê.

Với việc cung ứng vốn của các NHTM dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định thì buộc các hộ sản xuất cà phê phải tính toán làm sao để sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy trước khi vay vốn, các hộ sản xuất cà phê phải lên phương án kỹ lưỡng, có các biện pháp cải tiến trong sản xuất, lựa chọn thời điểm bán sản phẩm phù hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của hộ sản.

Thứ hai, góp phần chuyển giao công nghệ trong sản xuất cà phê, góp phần gia tăng giá trị ngành cà phê

Việc sản xuất cà phê đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phải đảm bảo, đó chính là hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đường xá và cơ sở chế biến sản phẩm. Cây cà phê có đặc thù là điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng phải phù hợp, đảm bảo lượng nước tưới hàng năm, khí hậu phải mát mẻ. Vì vậy các chủ thể sản xuất cà phê phải trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, hạ tầng nông thôn đảm bảo thì mới phục vụ tốt quá trình sản xuất cà phê.

Tuy nhiên, để xây dựng đƣợc cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê thì đòi hỏi nguồn vốn lớn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có từ ngân sách Nhà nước, có từ nhân dân và không thể không kể đến nguồn vốn từ ngân hàng, với quy mô hoạt động của mình thì ngân hàng cung ứng vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị, phục vụ việc sản xuất cà phê đạt chất lƣợng cao hơn và tiêu thụ sản phẩm cà phê đƣợc hiệu quả hơn, khẳng định được thương hiệu cà phê của Đắk Lắk, đủ sức cạnh tranh trên thị trường từ đó cũng góp phần phục vụ đời sống văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung.

Thứ ba, giúp ổn định thị trường tiêu thụ cà phê

Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn không chỉ bao gồm thị trường tiêu thụ nội địa mà nó có thị trường rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, do biến động bởi thời tiết, thị trường, giá cả nên người dân hoặc doanh nghiệp sẽ không bán đƣợc mức giá nhƣ mình mong muốn, vì vậy với vai trò của vốn tín dụng giúp ổn định thị trường cà phê, người dân có kế hoạch trong việc tạm trữ, thu mua, chế biến cà phê có hiệu quả, từ đó giúp thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

c. Sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê.

Yếu tố kinh tế trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Yếu tố kinh tế trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê liên quan đến việc các hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn nhƣ thế nào, vay vốn về mục đích để làm gì, tỷ lệ vốn vay bình quân so với vốn đầu tƣ của các hộ là bao nhiêu và nếu không vay vốn thì năng suất và sản lƣợng đầu ra có cao hơn hay không. Bên cạnh đó, hoạt động vay vốn tín dụng cho sản xuất cà phê phải đảm bảo cuộc sống cho các hộ sản xuất cà phê và cộng đồng. Qua đó nâng cao thu nhập cho các hộ trực tiếp sản xuất cà phê và các đối tƣợng có liên quan. Đảm bảo cuộc sống gia đình và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của hộ sản xuất cà phê, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho các nông hộ. Đồng thời khắc phục tình trạng đƣợc mùa mất giá và đƣợc giá mất mùa, giúp các hộ chủ động trong việc quyết định thời điểm bán cà phê và giá bán cà phê sao cho có lợi cho các nông hộ và khắc phục các rủi ro khác khi các hộ sản xuất cà phê chủ động đƣợc nguồn vốn. Việc sản xuất cà phê đã gắn bó với cuộc sống của người dân tỉnh Đắk Lắk, đây là sinh kế quan trọng của người dân và đồng bào Tây Nguyên. Vì vậy việc sản xuất cà phê phải có hiệu quả, điều này đòi hỏi hộ sản xuất cà phê phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn, trong đó có vốn tín dụng sao cho hiệu quả, nhằm tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm cà phê và hạ giá thành sản phẩm. Nghiên cứu các yếu tố đầu vào trong đó có vốn ảnh hưởng đến sản

lƣợng cà phê của các hộ sản xuất cà phê.

Yếu tố xã hội trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

+ Yếu tố vốn con người liên quan đến hoạt động tín dụng với hộ sản xuất cà phê

Việc sử dụng vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê giúp cho cuộc sống của các hộ sản xuất cà phê, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có thêm các kỹ năng trong trồng, sản xuất cà phê thông qua các chương trình tập huấn, các buổi hội thảo về chương trình khuyến nông của các tổ chức đoàn thể.

Bên cạnh đó đẩy mạnh việc tự học tập, nghiên cứu tìm hiểu thêm của các hộ sản xuất trong quy trình sản xuất, chăm sóc cây cà phê, các hộ sản xuất có thể trao đổi với nhau để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất. Có thể đúc kết kinh nghiệm để sản xuất ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn trong sản xuất cà phê sạch và bền vững. Qua việc sản xuất có hiệu quả đồng nghĩa với việc sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, góp phần tăng gia tăng niềm tin, sự tín nhiệm với các NHTM trong việc sử dụng vốn, nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện việc làm cho phụ nữ, tạo sự bình đẳng giới.

+ Yếu tố vốn xã hội liên quan đến hoạt động tín dụng với hộ sản xuất cà phê

Thông qua việc cung ứng vốn tín dụng tới các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, giúp phát triển mạng lưới của các định chế trung gian tài chính, đồng thời qua việc vay theo nhóm, vay theo tổ giúp cho mối quan hệ xã hội của các hộ sản xuất cà phê ngày càng phát triển, từ đó nâng cao sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, tổ để việc sử dụng vốn có hiệu quả.

Bên cạnh đó việc tăng cường vốn tín dụng cho sản xuất cà phê giúp các hộ sản xuất cà phê, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm làm ăn, tạo thêm việc làm cho các nông hộ, hạn chế di dân tự do”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)