CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH TÁI CANH CÀ PHÊ CỦA NHTM
1.2.4 Nội dung cho vay theo chương trình tái canh cà phê
Cho vay theo chương trình tái canh cà phê được thể hiện ở nội dung chính sách cho vay với hộ sản xuất cà phê của các NHTM, bao gồm:
(1) Nguyên tắc cho vay
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đối với khách hàng là các hộ sản xuất cà phê khi vay vốn của NHTM cần phải đảm bảo hai nguyên tắc:”
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Mục đích sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê bao gồm:
+ Mục đích chăm sóc, chế biến cà phê phát sinh trong giai đoạn cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh. Bao gồm: tưới nước, bón phân, thu hoạch, nhân công, vật tư, nhiên liệu, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường Mục đích đầu tƣ mua sắm máy móc, thiết bị nông cụ canh tác, sản xuất cà phê, chế biến cà phê từ quả cà phê tươi thành cà phê nhân.
+ Mục đích xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất để phơi cà phê, bảo quản, cất trữ nhân nhƣ sân phơi, nhà kho.
+ Mục đích kiến thiết cơ bản cây cà phê, bao gồm tất cả các khâu chuẩn bị đất, giống, chăm sóc cây cà phê non trở thành cây cà phê trưởng thành, sẵn sàng cho quả cà phê để thu hoạch, hoặc tái canh lại vườn cà phê già cỗi.
Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng, mục đích sử dụng vốn tín dụng chủ yếu là cho vay chăm sóc cà phê vì đối tƣợng này chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, hầu hết hộ sản xuất cà phê vay ngân hàng để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoặc trồng mới, mở rộng diện tích cà phê đều trên cơ sở năng lực sản xuất từ diện tích cà phê kinh doanh hiện có. Bên cạnh đó, hộ sản xuất cà phê còn có những hoạt động đa dạng hóa thu nhập; do đó, đối tƣợng cho vay hộ sản xuất cà phê còn bao gồm các đối tƣợng khác của các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề phụ.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
“Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng tiền gửi, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi.
(2) Điều kiện cho vay
Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định.
-Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay phải hợp pháp của hộ sản xuất cà phê.
- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phương diện: Vốn tự có của hộ và Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.
+ Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác nhƣ chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ.
+ Khả năng hoàn trả nợ vay: được thể hiện thông quan phương án vay vốn của hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo tính khả thi.
(3) Bảo đảm an toàn cho nợ vay
Bảo đảm an toàn cho nợ vay là biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc vốn đã cho vay hộ sản xuất cà phê.
Có các hình thức bảo đảm nợ vay đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng:
- Bảo đảm trực tiếp: hộ sản xuất cà phê dùng tài sản của mình để thế chấp, cầm cố khi vay vốn ngân hàng.
- Bảo đảm gián tiếp: là áp dụng các hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
Bảo đảm gián tiếp có hai loại: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo lãnh bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là tín.
(4) Hạn mức cho vay
Hạn mức cho vay là mức vốn dƣ nợ tín dụng tối đa của ngân hàng đƣợc duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và hộ sản xuất cà phê đã thoả thuận trong hợp đồng tín.
(5) Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi sử dụng vốn vay và vốn gốc đã cho vay tính trên một đơn vị thời gian. Về nguyên tắc thương mại, lãi suất cho vay nông nghiệp là loại lãi suất cao, bởi những lý do chủ yếu sau đây:
- Cho vay hộ nông dân có tính chất nhỏ lẻ, ngân hàng phải đến từng hộ gia đình để thực hiện cho vay trong địa bàn nông thôn rộng lớn, dẫn đến chi phí cho vay hộ nông dân cao.
- Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên, ngoài các rủi ro khác từ thị trường, dẫn đến ngân hàng phải chi phí dự phòng rủi ro nhiều hơn cho vay các ngành khác.
- Tình hình huy động nguồn vốn tự lực tại vùng nông nghiệp, nông thôn thường không đủ so với nhu cầu vay vốn, phải tăng cường đi vay ở khu vực đô thị, lãi suất đi vay lại luôn là lãi suất cao.
(6) Thời hạn cho vay
Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tương ứng với các thể loại cho vay gắn với đối tƣợng vay vốn nhƣ sau:
- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay chăm sóc cà phê tối đa 12 tháng;
- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 12 tháng đến dưới 5 năm; cho vay trồng mới cà phê trên 12 tháng đến 3 năm;
- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 5 năm.
(7) Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là trình tự các bước thực hiện quá trình cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng tuân thủ theo quy trình cho vay chung nhƣ tất cả các đối tƣợng vay vốn khác nhƣ: các thủ tục hồ sơ giấy tờ vay vốn, tài sản đảm bảo, công tác xét duyệt và kiểm tra sau cho vay. Đầu tiên tiếp nhận hố sơ vay vốn → thẩm định hố sơ vay (mục đích, nhu cầu, tài sản …) → trình xét duyệt → thực hiện nhập hệ thống dữ liệu → giải ngân → công tác kiểm tra vốn sau giải ngân.