Thực trạng công tác tổ chức cho vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI NH TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIệT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức cho vay

Giai đoạn 2015-2017 là giai đoạn Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk tập trung chuyển đổi từ mô hình của một Ngân hàng truyền thống sang mô hình Ngân hàng hiện đại, tập trung đẩy mạnh kinh doanh, chuyển nhân lực chủ yếu tập trung vào khối kinh doanh trực tiếp, tách

bạch về mặt tổ chức giữa khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp và khối hỗ trợ; hoạt động trực tuyến, có hiệu quả để phục vụ tốt nhất nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng; đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng; đáp ứng yêu cầu kiểm soát nội bộ. Do đó, đã tạo lập được cơ cấu tổ chức hướng theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng đã đƣợc thực hiện qua 3 khâu: Đề xuất - Phê duyệt/quản lý rủi ro - Tác nghiệp, đảm bảo nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng là “Quản trị rủi ro tín dụng phải đƣợc thực hiện độc lập, tách biệt với quá trình cấp tín dụng”.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ: Ngân hàng đã tập trung tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện 2 bộ quy chuẩn: Bộ quy tắc ứng xử và Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp đến toàn thể cán bộ của mình để xây dựng văn hóa Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng, ý thức tuân thủ pháp luật và quy trình nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng đƣợc nâng cao, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, BIDV Đắk Lắk đã triển khai mô hình tổ chức bộ máy tín dụng nhƣ sau:

Ghi chú

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

Hình 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy tín dụng của BIDV Đắk Lắk

(Nguồn: BIDV Đăk Lắk) - Hội đồng tín dụng cơ sở:

Hội đồng tín dụng cơ sở là Hội đồng do Giám đốc Chi nhánh thành lập để phán quyết tín dụng đã phân cấp cho Chi nhánh nhƣng vƣợt quyền quyết định của Giám đốc Chi nhánh, hội đồng có nhiệm vụ sau:

+ Quyết định và chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng của Chi nhánh đối với khách hàng trong phạm vi ủy quyền của Tổng Giám đốc;

+ Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng và kết quả phân loại nợ của Chi nhánh;

+ Thảo luận và xem xét, quyết định tình trạng nợ xấu, nợ khó thu hồi và các biện pháp xử lý; Đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh để trình lên Trụ sở chính theo quy định.

- Các Phòng Quản lý khách hàng:

Phòng Quản lý khách hàng thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

+ Tiếp thị, phát triển nền khách hàng, đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng,

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro (nếu thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh) hoặc trình Hội sở chính BIDV (nếu vƣợt thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh);

+ Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của Chi nhánh/BIDV;

+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh và các nghiệp vụ tín dụng khác, đề xuất giải ngân/phát hành bảo lãnh và các nghiệp vụ tín dụng khác để chuyển Phòng quản trị tín dụng xử lý. Thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản đảm bảo nợ vay;

+ Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng cho Phòng quản trị tín dụng quản lý.

- Phòng Quản lý rủi ro:

Phòng Quản lý rủi ro thực hiện trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:

+ Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ các phòng liên quan (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng tài trợ thương mại, Phòng giao dịch...)

+ Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh.

+ Thông báo các quyết định cho vay đã đƣợc phê duyệt đến phòng liên quan theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay.

- Phòng Quản trị tín dụng:

Phòng Quản trị tín dụng trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:

+ Tiếp nhận, kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh/hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan. Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến khoản vay từ phân hệ tín dụng vào phân hệ tài trợ thương mại vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định;

+ Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định;

+ Tiếp nhận (từ Phòng Quản lý khách hàng) hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký;

+ Lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh và chuyển các chứng từ theo quy định cho Phòng Dịch vụ khách hàng/Phòng (tổ) Thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán theo yêu cầu chỉ dẫn của khách hàng trong hồ sơ giải ngân;

+ Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn và chuyển giao cho Phòng Quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay.

- Phòng dịch vụ khách hàng:

Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã đƣợc phê duyệt; Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng QHKH/ quản trị tín dụng.

- Các Phòng Giao dịch:

Các Phòng Giao dịch đƣợc thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc và phân công của Giám đốc Chi nhánh tại từng thời kỳ phù hợp với quy mô và khả năng của Phòng giao dịch.

BIDV Đắk Lắk đã tổ chức bộ máy tín dụng khá đầy đủ gồm nhiều bộ phận và phân công chức năng, công việc khá chi tiết cụ thể tuy nhiên, đội ngũ cán bộ Ngân hàng còn một số hạn chế sau:

- Trước yêu cầu hội nhập, các văn bản pháp luật liên tục thay đổi, nhưng việc cập nhật của cán bộ Ngân hàng chƣa kịp thời, hiểu chƣa thấu đáo các văn bản pháp luật, nên ảnh hưởng đến việc thẩm định, đánh giá hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng, dự báo rủi ro chƣa kịp thời, đầy đủ.

- Kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, đánh giá, thẩm định hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng còn hạn chế, ý thức tuân thủ quy trình cấp tín dụng có lúc, có nơi chƣa nghiêm túc, đầy đủ.

- Số lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng còn quá mỏng so với quy mô hoạt động của chi nhánh dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc, không có đủ thời gian quản lý, giám sát và nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của khách hàng vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)