Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

1.1. KHÁI QUÁT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

với hộ sản xuất cà phê.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là: (1) Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê, (2) Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM, (3) Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ, và (4) Nhóm nhân tố khác.

Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu định tính và định lƣợng về tín dụng tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân Việt Nam và đã chỉ ra các nhóm nhân tố tác động đến tín dụng ngân hàng của hộ nông dân. Các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc điểm của nông hộ ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn bao gồm: lao động, diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, các nhân tố khác thuộc đặc điểm của nông hộ có ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng là tín dụng thương mại, tuổi của chủ hộ, hình thức tín dụng khác cũng đƣợc nhiều tác giả đề cập đến.

Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM

Hoạt động cung ứng vốn tín dụng là hoạt động thường xuyên của các NHTM và khi hộ sản xuất tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi, về lãi suất, về phương thức vay vốn, về thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó nguồn gốc vốn tín dụng an toàn và hợp pháp. Vì vậy nếu số lƣợng và quy mô các NHTM lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Ngoài ra, khi số lƣợng các NHTM tăng lên thì chất lƣợng dịch vụ cho khách hàng sẽ tốt hơn, người sản xuất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Qua đó hoạt động sản xuất sẽ đạt hiệu quả hơn.

Các nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng vốn đã đƣợc nhiều nghiên cứu nhắc đến, bao gồm thời hạn cho vay, lãi suất, thủ tục cho vay, quy mô và cơ sở vật chất của các tổ chức tín dụng, thuộc tính của các TCTD, bên cạnh đó thủ tục vay vốn đơn giản hay phức tạp

đều ảnh hưởng đến việc các nông hộ có tiếp cận được vốn hay không?.

Hoạt động cho vay của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng. Chính sách tín dụng có thể coi nhƣ một cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy đƣợc các thế mạnh, khắc phục và hạn chế đƣợc các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ

Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ mô đối với hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Nếu có chính sách tín dụng đúng đắn, sẽ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển và ngƣợc lại nó sẽ là vật kìm hãm đối với sản xuất. Chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cà phê bao gồm: Chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách trợ giá, chính sách tỷ giá hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chính sách hạn mức tín dụng, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch…Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc ban hành các chính sách phù hợp giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm cà phê, tạo nền tảng nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Vì vậy đối với sản xuất cà phê của các hộ sản xuất cần có những chính sách tín dụng cho phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực đặc biệt là cây cà phê, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của khu vực Tây

Nguyên

Nhóm các nhân tố khác Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp với trồng cà phê vối. Sự dồi dào, chất lƣợng, khả năng tiếp cận và chi phí khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, nước và khí hậu có tác động đáng kể đến hiệu quả (năng suất, giá thành, lợi nhuận) và chất lƣợng sản phẩm cà phê nhân. So với các loại cây trồng khác, cà phê đòi hỏi điều kiện môi trường khá khắt khe. Trồng cà phê ở các vùng sinh thái thích hợp mới đạt chất lƣợng và hiệu quả cao. Do đó việc tiếp cận vốn và sử dụng vốn sẽ thuận lợi hơn ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê. Ở đó, các NHTM sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Thị trường tiêu thụ

Nếu thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa tốt, sẽ có tác động lớn đến đầu ra của sản xuất cà phê, đó chính là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả. Vì vậy thị trường xuất khẩu ra nước ngoài và thị trường tiêu thụ trong nước có ý nghĩa sống còn với người sản xuất cà phê, do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài và tăng sản lượng tiêu thụ trong nước để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi thế phát triển cà phê ổn định, và giảm thiểu rủi ro cho ngành cà phê, qua đó giúp việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong có có vốn tín dụng sẽ hiệu quả hơn.”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)