CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH BAN MÊ - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của chi nhánh Ban Mê
Qua các năm cơ cấu lao động của Chi nhánh Ban Mê phân theo chức danh công việc, giới, thâm niên công tác và theo nghề được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Số lượng lao động của chi nhánh Ban Mê qua các năm Đơn vị tính: người Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tuyệt đối Tuyệt đối
So với 2015 Tuyệt đối
So với 2016
% %
Tổng số lao động 53 54 1 1.02 56 2 1.04
Tuổi trung bình 26 26.5 0.5 1.02 27.5 1 3.77
I.Phân theo giới
- Nam 27 27 0 0 131 6 4.8
- Nữ 26 27 1 1.04 143 3 2.14
II.Phân theo chức danh
- Ban giám đốc 3 3 0 0 3 0 0
- Trưởng phòng 8 8 0 0 9 1 1.13
- Phó trưởng phòng 5 4 -1 -20 4 0 0
- Chuyên viên 30 32 2 1.07 33 1 1.03
- Thủ quỹ, kiểm ngân 3 3 0 0 3 0 0
- Nhân viên văn thư 1 1 0 0 1 0 0
- Nhân viên bảo vệ 1 1 0 0 1 0 0
- Nhân viên lái xe 2 2 0 0 2 0 0
III.Thâm niên công tác
- Dưới 5 năm 29 29 0 0 29 0 0
- Từ 5-10 năm 16 17 1 1.06 18 1 1.06
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tuyệt đối Tuyệt đối
So với 2015 Tuyệt đối
So với 2016
% %
- Từ 10-15 năm 7 7 0 0 7 0 0
- Trên 15 năm 1 1 0 0 1 0 0
IV.Phân theo nghề
- Quản lý khách hàng 27 29 2 1.07 30 1 1.03
- Giao dịch viên 11 11 0 0 12 1 1.09
- Kế hoạch nguồn vốn 1 1 0 0 1 0 0
- Tài chính kế toán 2 2 0 0 2 0 0
- Điện toán 1 1 0 0 1 0 0
- Tổ chức hành chính 4 4 0 0 4 0 0
- Kiểm tra nội bộ 2 2 0 0 2 0 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Chi nhánh)
Theo bảng số liệu trên ta thấy quy mô của Chi nhánh Ban Mê có xu hướng tăng qua các năm. Lao động có tuổi trung bình còn trẻ. Như vậy đây là một lợi thế rất lớn của Chi nhánh Ban Mê. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ có nhiệt huyết với công việc, dễ học việc và tiếp thu những công nghệ mới.
Tuy nhiên cũng có khó khăn trong việc thích nghi với công việc mới, mất thời gian học việc và còn thiếu kinh nghiệm. Tỉ lệ nam và nữ khá đồng đều tạo sự cân bằng trong quá trình công tác. Số lượng chuyên viên có xu hướng tăng và tăng ở số nhân viên làm về quản lý khách hàng và giao dịch viên phản ánh việc ưu tiên cho khối trực tiếp với khách hàng của Chi nhánh Ban Mê.
b. Vế chất lượng
Chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh Ban Mê được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4. Số lao động của chi nhánh chia theo trình độ
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017
Tuyệt đối
Tuyệt đối
So với 2015 Tuyệt đối
So với 2016
% %
1.Trình độ chuyên môn
- Thạc sỹ 8 10 2 1.25 10 0 0
- Đại học, cao đẳng 41 40 -1 -0.98 42 2 1.05
- Trung cấp và khác 4 4 0 0 4 0 0
2.Trình độ lý luận chính trị
- Cao cấp 1 1 0 0 1 0 0
- Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ-Chi nhánh Ban Mê)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động có trình độ (thạc sỹ, đại học,cao đẳng ) chiếm một tỷ lệ lớn trên 90%. Đồng thời số này có xu hướng tăng. Như vậy chất lượng nguồn lao động của chi nhánh là rất tốt, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tổ chức.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực
Thứ nhất, do đặc điểm hoạt động của chi nhánh là trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, một trong những ngành đòi hỏi có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ về ngân hàng tài chính rất cao. Đồng thời nó cũng đòi hỏi những kỹ năng bổ trợ như ngoại ngữ, pháp luật, đàm phán, ký kết…Mà trong giai đoạn hiện nay cùng với sự kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam gia nhập WTO và chính sách mở cửa cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam thì ngành ngân hàng tài chính trong nước đứng trước nhiều vận hội nhưng cũng đầy những thách thức. Do đó để đứng vững trong thị trường cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Đầu tư&Phát triển Việt Nam mà Chi
nhánh Ban Mê là một trong những bộ phận đầu ngành phải không ngừng củng cố, năng cao năng lực bản thân trong đó vấn đế đào tạo nguồn nhân lực phải luôn được quan tâm, chú trọng.
Hoà vào xu thế phát triển chung của hệ thống ngân hàng trong nước, trong giai đoạn tới Ngân hàng TMCP Đầu tư&Phát triển Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoá nhằm mục tiêu huy động vốn cùng mọi thành phần kinh tế xây dựng và phát triển ngân hàng. Vì vậy đội ngũ lao động cũng cần phải được đào tạo năng cao năng lực để tiến hành cổ phần hoá thành công ngân hàng.
Thứ hai, đội ngũ lao động của Chi nhánh Ban Mê có độ tuổi trung bình là 26 đến 27.5 tuổi, lao động còn trẻ. Do đó công tác đào tạo nguồn nhân lực phải luôn được tổ chức thường xuyên và chú trọng để họ thích nghi với công việc hiện tại, đồng thời tạo ra môi trường tốt để họ tự trau dồi kiến thức, các kỹ năng nghề nghiệp và có thể cống hiến lâu dài cho Chi nhánh Ban Mê. Lao động trẻ có đặc điểm thuận lợi là họ nhiệt tình, hăng hái được đào tạo và có khả năng nhanh nhạy, dễ tiếp thu nên dễ đào tạo và hiệu qủa đào tạo thường cao.
Thứ ba là tốc độ luân chuyển cán bộ của Chi nhánh Ban Mê diễn ra rất nhanh. Điều đó vừa có những mặt thuận lợi nhưng cũng gặp những khó khăn cho người lao động. Thuận lợi là có thể tạo môi trường cho họ thử sức với nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng khác nhau và có cơ hội thăng tiến.
Nhưng cũng khó khăn lớn việc luân chuyển cán bộ buộc người lao động phải có thời gian thích nghi với công việc mới. Vì vậy công tác đào tạo để giúp cho họ nắm bắt công việc mới phải được làm thường xuyên. Đồng thời kế hoạch đào tạo tổng thể của chi nhánh Ban Mê cũng phải chú trọng đến công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của mình.
Thứ tư là hàng năm Chi nhánh Ban Mê luôn tiếp nhận một số lượng
nhân viên mới (năm 2018 là 6 người) nên công tác đào tạo cho nhân viên mới nắm bắt về quá trình hình thành và hoạt động của chi nhánh phải được làm thường xuyên mỗi năm.