CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH BAN MÊ - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
2.2.5. Lựa chọn đối tượng đào tạo
* Điều kiện để được tham gia các hình thức đào tạo của Chi nhánh
- Cán bộ, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan; có trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc được giao.
- Khoá học phải phù hợp với công việc đang đảm nhận hoặc hoạt động của cơ quan.
- Có năng lực chuyên môn, có khả năng học tập.
- Đáp ứng được các yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Có đơn xin đào tạo (Mẫu theo phụ lục số 3) và được lãnh đạo quản lý trực tiếp đồng ý.
Ngoài những điều kiện chung như trên thì mỗi hình thức đào tạo có đối tượng đào tạo cụ thể như sau:
* Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên
- Đào tạo cho cán bộ mới thì đối tượng là tất cả những người mới vào chi nhánh.
- Tập huấn theo chuyên môn đối tượng là những người đang hoạt động trong lĩnh vực, chuyên môn đó.
- Đào tạo theo chức năng, nghiệp vụ đối tượng là mọi cán bộ nhân viên.
* Đào tạo nâng cao
- Đào tạo đại học (văn bằng hai)
+ Đã có bằng một đại học đúng chuyên ngành nghiệp vụ đang đảm nhận.
Việc học văn bằng hai, cao cấp, cử nhân lý luận chính trị là bổ trợ thêm cho công tác.
+ Độ tuổi dưới 40 tuổi đối với học thêm văn bằng hai và dưới 50 tuổi đối với học cao cấp, cử nhân lý luận chính trị.
+ Đối với trường hợp cử đi học
Trường hợp học trong giờ hành chính: phải có thời gian công tác tại Ngân hàng từ 3 năm trở lên; là cán bộ có chức vụ từ cấp Trưởng phòng chi nhánh trở lên, Phó giám đốc đơn vị trực thuộc các đơn vị thành viên.
Trường hợp học ngoài giờ hành chính: phải có thời gian công tác tại Ngân hàng từ 2 năm trở lên; là cán bộ có chức vụ từ cấp Phó phòng chi nhánh trở lên, Phó giám đốc đơn vị trực thuộc các đơn vị thành viên.
+ Đối với cán bộ được cơ quan chấp thuận cho tự đi học: phải có thời gian công tác tại Ngân hàng từ 2 năm trở lên; đào tạo ngoài giờ hành chính.
+ Sau khi hoàn thành việc đào tạo bậc đại học, nếu cán bộ có nguyện vọng đi đào tạo tiếp ở bậc nâng cao thì phải có thời gian công tác ít nhất 2 năm kể từ ngày hoàn thành khoá đào tạo trước.
- Đào tạo nâng cao
+ Đào tạo nâng cao phải đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ mà cán bộ đang đảm nhận. Đối với Giám đốc, cán bộ trong danh sách quy hoạch được duyệt các vị trí này ngoài đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo nâng cao về quản trị kinh doanh.
+ Đối với cán bộ được cử đi học
Trường hợp học trong giờ hành chính: là Giám đốc, Trưởng phòng chi nhánh, cán bộ trong danh sách quy hoạch được duyệt các vị trí này.
Trường hợp học ngoài giờ hành chính: phải có thời gian công tác tại Ngân hàng từ 2 năm trở lên; là Phó giám đốc , Phó phòng chi nhánh, cán bộ trong danh sách quy hoạch được duyệt các vị trí này.
+ Đối với cán bộ được cơ quan chấp thuận cho tự đi đào tạo: phải có thời gian công tác tại Ngân hàng từ 2 năm trở lên; đào tạo ngoài giờ hành chính.
+ Sau khi hoàn thành việc đào tạo bậc đại học nâng cao, nếu cán bộ có nguyện vọng đi đào tạo tiếp ở bậc nâng cao thì phải có thời gian công tác ít nhất 2 năm kể từ ngày hoàn thành khoá đào tạo trước.
Như vậy chi nhánh đã xây dựng được khá chi tiết và đầy đủ quy định đối tượng đào tạo. Trên thực tế, theo ý kiến của cán bộ làm công tác đào tạo của chi nhánh thì việc quy định đối tượng đào tạo như vậy là thật sự hợp lý. Đồng thời ta thấy việc quy định như vậy đã khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả mọi nhân viên dù mới vào làm tại chi nhánh hay những người đã hoạt động lâu năm đều được đào tạo để nâng cao trình độ và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Các cán bộ nhân viên trong chi nhánh chỉ cần mong muốn có nguyện vọng được tham gia khoá đào tạo nào đó và thấy phù hợp với công việc hiện tại và tương lai thì đều được chi nhánh tạo điều kiện để họ tham gia.
Điều đó sẽ tạo động lực khuyến khích nhân viên tích cực tham gia các khoá đào tạo của tổ chức. Các khoá đào tạo mọi người tham gia phần lớn là các khoá đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của mình, đồng thời các kháo đào tạo về tiếng anh, tin học, pháp luật cũng được đồng loạt mọi người tham gia theo chủ chương của chi nhánh nhằm tạo điều kiện và lợi thế trong thời hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho việc cổ phần hoá toàn hệ thống BIDV.
Kết quả số lượt đào tạo chia theo đối tượng đào tạo được thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 2.6. Số lượt đào tạo của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Người Nôi dung đào tạo Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
TH % KH TH %KH TH %KH
I. Đào tạo thường xuyên 39 45 54
1. Đào tạo mới 2 100 3 100 2 100
2. Nghiệp vụ ngân hàng 30 100 35 100 43 100 3. Các kiến thức, kỹ năng khác 7 100 7 100 9 90
- Pháp luật 2 95 2 100 1 98
- Tiếng anh 3 90 3 92 5 96
- Khác 2 100 2 100 3 100
II. Đào tạo nâng cao 8 6 4
1.Đào tạo đại học 3 100 2 100 2 100
2.Đào tạo sau đại học 5 100 4 100 2 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đào tạo các năm 2015, 2016, 2017 của chi nhánh)
Như vậy về thực tế việc thực hiện công tác đào tạo của chi nhánh nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo của chi nhánh qua các năm. Mặc dù vẫn còn một số khoá đào tạo chưa hoàn thành so với nhu cầu đào tạo mà đầu năm chi nhánh đã xây dựng nhưng tỷ lệ không hoàn thành này không nhiều.
Nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch có thể do yêu cầu công việc hiện tại hoặc do kế hoạch đào tạo của chi nhánh cũng như của Trường đào tạo có những sự thay đổi các khoá học cho phù hợp.