Xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ban mê ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH BAN MÊ - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2.3. Xác định nhu cầu đào tạo

* Cách tiến hành xác định nhu cầu đào tạo

Hàng năm, chi nhánh tiến hành đánh gíá chất lượng cán bộ để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, lối sống và hiệu quả công tác làm căn cứ để xác định những kiến thức, kỹ năng nào người lao động còn thiếu, và những ai thiếu cần phải được bổ sung để từ đó xác định nhu cầu đào tạo cho năm sau.

Trình tự đánh giá được thực hiện theo một quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Tự nhận xét đánh giá

Hàng năm từ ngày 01- 15/01 từng cán bộ, nhân viên tự viết nhận xét, đánh giá kết quả phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của năm trước và tự xếp loại

Xác định nhu cầu đào tạo(phòng QLNB-Chi nhánh Ban Mê)

Đăng ký (gửi danh sách ĐT) nhu cầu ĐT lên HSC

Tổ chức kháo đào tạo ( Trường ĐT - HSC tổ chức)

Tiếp nhận kết quả đào tạo (từ trường ĐT - HSC)

theo phụ lục số 1.

Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến tại phòng

- Đối tượng được tập thể tham gia ý kiến: phó trưởng phòng và nhân viên trong phòng.

- Thành phần tham gia: toàn thể nhân viên trong phòng.

- Điều hành cuộc họp: trưởng phòng điều hành cuộc họp và cử cán bộ ghi biên bản.

- Hình thức và nội dung cuộc họp

+ Cá nhân đọc bản tự nhận xét đánh giá và xếp loại của mình.

+ Tập thể tham gia ý kiến bổ sung và đề xuất xếp loại.

Bước 3: Thông qua cấp uỷ

- Đối với phó phòng và nhân viên: trên cơ sở bản tổng hợp ý kiến tham gia của tập thể phòng, trưởng phòng thông qua tổ Đảng sau đó chuyển lấy ý kiến chính thức của chi uỷ đánh giá, xếp loại.

- Đối với trưởng phòng: trên cơ sở bản tự nhận xét của từng phòng, cấp uỷ có ý kiến đánh giá. Đơn vị có thể tổ chức lấy ý kiến trước của Phó giám đốc phụ trách.

Bước 4: Thông qua hội đồng thi đua

- Đối với phó phòng và nhân viên: căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại của trưởng phòng, hội đồng thi đua xem xét, thông qua xếp loại trình Giám đốc.

- Đối với trưởng phòng: trên cơ sở két quả xếp loại thi đua đối với tập thể phòng và bản tự nhận xét cá nhân của trưởng phòng, ý kiến của cấp uỷ, phó giám đốc, hội đồng thi đua thông qua xếp loại, trình Giám đốc.

Bước 5: Lãnh đạo duyệt

Trên cơ sở đánh giá kết quả phân loại cán bộ, nhân viên của hội đồng thi đua, Giám đốc xem xét quyết định cuối cùng.

Bước 6: Thông báo

Sau khi được Giám đốc duyệt, hội đồng thi đua thông báo kết quả đánh giá phân loại cán bộ, nhân viên cho các phòng.

Bước 7: Ghi nhận xét đánh giá

- Trưởng phòng: ghi ý kiến nhận xét, xếp loại đối với phó phòng và nhân viên trong phòng.

- Giám đốc (phó Giám đốc) ghi ý kiến nhận xét xếp loại đối với trưởng phòng.

Bước 8: Lưu trữ hồ sơ

Bản tự nhận xét cá nhân sau khi lấy ý kiến của lãnh đạo trực tiếp được lưu tại phòng quản lý nội bộ.

Đồng thời cũng căn cứ vào kế hoạch năm tới để xem xét đánh giá những thiếu hụt về những mặt nào của người lao động cần phải bổ sung để có thể hoàn thành kế hoạch. Chi nhánh chỉ dựa vào những kế hoạch kinh doanh chung của năm đó để xác định nhu cầu đào tạo mà cũng chưa xây dựng được một phương pháp cách thức đánh giá để có dược nhu cầu đào tạo cho mình.

Ví dụ như kế hoạch năm 2018 là tăng cường hoạt động tín dụng để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất vì vậy công tác tín dụng cần phải đặc biệt được chú trọng và cán bộ làm về tin dụng, thẩm định cần phải được nâng cao trình độ, đồng thời do ảnh hưởng của cuôc cách mạng công nghiệp 4.0 mà toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh cũng phải được cập nhật bổ sung thêm những kiến thức về cơ hội cũng như những thách thức của nền kinh tế trong nước cũng như là đối với hệ thống ngân hàng trong đó có Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam mà Chi nhánh Ban Mê là một thành viên. Như vậy việc căn cứ vào kế hoạch của năm chỉ mang tính chỉ đạo chung mà chưa đưa ra được số lượng cần được đào tạo ở từng bộ phận là bao nhiêu.

Đầu năm vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 phòng quản lý nội bộ sẽ gửi

phiếu đăng ký nhu cầu đào tạo đến từng phòng để đăng ký. Nội dung của phiếu đăng ký đào tạo gồm những mục như sau:

PHIẾU ĐĂNG KÝ NHU CẦU ĐÀO TẠO Năm ……

Họ và tên:………..

Phòng đang công tác:……….

Công việc hiện tại:………..

Đăng ký nhu cầu đào tạo về:

□ Nghiệp vụ ngân hàng

□ Ngoại ngữ

□ Tin học

□ Pháp luật

□ Khác(ghi rõ):….

Ghi chú: Nếu có yêu cầu hay nguyện vọng gì thêm xin ghi rõ xuống dưới đây

………

………

ngày...tháng…. năm….

Người làm phiếu

Phòng quản lý nội bộ sẽ tập hợp đưa ra nhu cầu đào tạo cho cả năm và gửi lên Hội sở chính để phối hợp thực hiện. Nội dung của bản đăng ký nhu cầu đào tạo năm được thể hiện rõ trong phụ lục số 2.

* Nhu cầu đào tạo của Chi nhánh qua các năm

Với cách xác định nhu cầu đào tạo như vậy ta có kết quả nhu cầu đào tạo của chi nhánh Ban Mê được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5. Nhu cầu đào tạo cuả chi nhánh qua các năm

Đơn vị: Người Phòng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số 16 19 21

Quản lý khách hàng 10 12 13

Giao dịch viên 3 4 5

Tài chính kế toán 1 1 1

Tổ chức 1 1 1

Kế hoạch nguồn vốn 1 1 1

(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ-Chi nhánh Ban Mê )

Nhu cầu đào tạo của Chi nhánh tăng dần qua các năm do sự đòi hỏi của công việc ngày càng cao đồng thời do mỗi năm chi nhánh luôn có một đội ngũ lao động mới vào nên cần phải được đào tạo để làm quen với môi trường làm việc và tìm hiểu, nắm vững các kỹ năng làm việc. Do việc mở rộng cơ cấu lao động về các lĩnh vực chính của ngân hàng tín dụng, thẩm định mà nhu cầu đào tạo về các lĩnh vực này luôn cao.

Nhìn chung, việc xác định nhu cầu đào tạo ở chi nhánh được tiến hành đơn giản, phần lớn dựa trên sự tự nguyện đăng ký được đào tạo của người lao động và có tham khảo đánh giá thực hiện công việc của từng phòng và kế hoạch của chi nhánh, thiếu sự chủ động của chi nhánh. Nếu ai có nhu cầu đào tạo thì chi nhánh sẽ tạo điều kiện hết sức để họ được đi đào tạo. Với cách xác định như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội được đào tạo cho người lao động nhưng lại thiếu căn cứ khách quan và tính khoa học. Tuy nhiên thì nhu cầu đào tạo của chi nhánh cũng đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của công việc trong thực tế. Và mặc dù việc xác định nhu cầu đào tạo của chi nhánh chủ yếu dựa vào sự đăng ký đào tạo của cán bộ nhân viên nhưng cũng đều phải được sự

chấp thuận của ban lãnh đạo chi nhánh. Do đó nhu cầu đào tạo của chi nhánh về cơ bản đã đảm bảo mục tiêu chung của đào tạo nguồn nhân lực của chi nhánh đó là đào tạo nhằm nâng cao khả năng thực hiện công việc của cán bộ nhân viên để thực hiện tốt chức năng của tổ chức trong xu thế hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ban mê ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)