Đánh giá chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ban mê ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 108 - 111)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH BAN MÊ - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2.9. Đánh giá chương trình đào tạo

Việc đánh giá chương trình đào tạo là thực sự quan trọng và cần thiết trong việc xem xét hiệu quả đào tạo, liệu những khoá đào tạo có thực sự mang lại hiệu quả tương xứng với chi phí đã bỏ ra cho khoá đào tạo đó. Tuy nhiên công tác đánh giá chương trình đào tạo và hiệu quả của khoá đào tạo vẫn chưa thực sự được chi nhánh quan tâm. Chi nhánh chỉ tổ chức đánh giá hiệu quả một cách chung chung, chủ yếu đánh giá bằng các kỳ thi cuối khoá và lấy ý kiến của học viên về khoá đào tạo (nội dung, thời gian, giảng dạy) bằng phiếu góp ý. Phiếu góp ý được thể hiện rõ trong phụ lục số 4. Và chi nhánh chỉ dựa vào những chứng chỉ, bằng được cấp và báo cáo kết thúc khoá học của các học viên để đánh giá hiệu quả công tác . Báo cáo gồm các nội dung sau: nội dung và công tác khoá đào tạo, tác dụng của khóa học đối với bản thân, các đề xuất. Như vậy việc đánh giá chương trình đào tạo cũng như hiệu quả đào tạo của chi nhánh chưa có một phương pháp đánh giá cụ thể mà tất cả chỉ là những đánh giá bên ngoài mang tính chất rất chung chung. Do đó không thể thấy hết được chương trình đào tạo đó có thực sự phù hợp và đem lại hiệu qủa không. Việc đánh giá không cụ thể như vậy có thể sẽ khiến chi nhánh và người lao động không thấy hết được tầm quan trọng thực sự của công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ làm công tác đào tạo của chi nhánh Ban Mê thì công tác đánh giá kết quả đào tạo của chi nhánh vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Việc đánh giá chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá chung chung mà chưa đưa ra được một phương pháp đánh giá thực sự khoa học.

Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thiếu cố gắng học tập của một số học viên

và gây khó khăn cho người làm công tác đào tạo trong việc lập kế hoạch cũng như xác định nhu cầu đào tạo.Vì thực sự nếu không thể đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo thì không thể thấy được những lợi ích mà đào tạo mang lại và không thể thấy được những bất cập, tồn tại còn mắc phải để kịp thời sửa chữa và bổ sung.

Tuy nhiên dựa vào chi phí đào tạo và lợi nhuận đạt được của chi nhánh qua các năm ta có thể đưa ra một vài ý kiến đánh giá như sau:

Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá kết quả đào tạo

Đơn vị: Nghìn đồng Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số người được ĐT 39 45 54

Kinh phí ĐT 168.493 177.386 177.864

Lợi nhuận trước thuế 3.815.327 13.395.672 28.468.184

Chi phí ĐTTB/người 4,320 3,942 3,294

Lợi nhụân/Chi phí ĐT 22,644 75,517 160

(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ - chi nhánh Ban Mê)

Từ bảng số liệu trên ta thấy qua các năm thì số người được đào tạo càng tăng . Như vậy nhu cầu đào tạo của chi nhánh là rất lớn, kéo theo chi phí cũng tăng theo là điều tất nhiên. Song khi so sánh chỉ tiêu chi phí ĐTTB/người (chỉ tiêu này phản ánh chi phí đào tạo bỏ ra cho một người được đào tạo trong một năm) ta thấy chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm. Điều này có thể được lý giải bởi những năm gần đây có những khóa đào tạo tổ chức rút ngắn thời lượng.

Nhưng hiệu quả của việc bỏ ra chi phí đào tạo cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận/Chi phí ĐT (chỉ tiêu này phản ánh khi một đồng chi phí đào tạo bỏ ra thì có thể làn ra bao nhiêu đồng lợi nhuận) ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ nhờ có công tác đào tạo nâng cao kỹ năng tác nghiệp, trình độ cho cán bộ nhân viên của chi nhánh mà hiệu

quả công việc tăng lên đáng kể được phản ánh thông qua lợi nhuận.

Tuy nhiên để hoàn chỉnh hơn nữa công tác đánh giá kết quả đào tạo chi nhánh cần xây dựng cho mình những phương thức đánh giá phù hợp và khoa học.

Tóm lại chi nhánh cũng đã chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo nhằm cập nhật, nâng cao những kiến thức, kỹ năng còn thiếu cần thiết cho công việc và góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tổ chức. Và chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả đào tạo đáng kể. Tuy nhiên trong công tác đào tạo của chi nhánh còn thiếu bài bản và thiếu tính chủ động trong việc xây dựng cho mình một quy trình đào tạo riêng và chương trình đào tạo riêng, mà còn phụ nhiều trường đào tạo của Hội sở chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc tổ chức đào tạo còn phụ thuộc vào chương trình đào tạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư&Phát triển Việt Nam.

Các khóa đào tạo chủ yếu tập trung vào đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chưa chú trọng đào tạo kỹ năng như kỹ năng quản lý con người, phát triển cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm…

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo chưa được chú trọng đúng mức, về cơ bản vẫn dựa trên nhu cầu đăng ký của các phòng mà chưa khảo sát thực tế.

Công tác đánh giá kết quả đào tạo chưa thực hiện thường xuyên và định kỳ để có những điều chỉnh thích hợp.

Cán bộ phụ trách công tác đào tạo chưa được đào tạo kỹ năng về công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch, triển khai và tổ chức đào tạo.

Chi nhánh chưa xây dựng chương trình và giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho Ban Giám đốc, lãnh đạo cấp phòng để đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ban mê ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)