Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân kinh

a. Các nhân tố bên ngoài - Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật, văn bản pháp lý nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay KHCNKD. Dựa trên công nghệ ngày càng hiện đại như hiện nay, ngân hàng luôn đề ra các giải pháp kiểm soát rủi ro về hành vi gian lận dựa trên các lợi thế về rút ngắn thủ tục hồ sơ, môi trường thực hiện giao dịch. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định, hiệu quả, hạn chế rủi ro, tiêu cực một phần lớn dựa trên sự uy nghiêm của hệ thống pháp luật.

- Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tại địa bàn ngân hàng đóng trụ sở ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động cho vay của ngân hàng như yếu tố: Khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, vị trí địa lý… có khả năng chi phối đến quy mô, cơ cấu cho vay, độ rủi ro, hiệu quả trong hoạt động cho vay liên quan đến sản xuất nông, lâm nghiệp.

Đặc điểm về kinh tế- xã hội trên địa bàn cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCNKD của ngân hàng. Một địa phương tùy theo điều kiện tự nhiên phát triển mạnh về ngành kinh tế nào thì ngân hàng tại địa bàn tập trung cho vay về lĩnh vực ngành nghề đó. Trên cùng một địa bàn tỉnh

thì khu tập trung đông dân cư, đời sống cũng như trình độ học vấn của người dân cao, kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu vay của khách hàng sẽ cao hơn so với các vùng nông thôn với kinh tế kém phát triển.

- Môi trường kinh tế vĩ mô

Các yếu tố kinh tế bao gồm: Giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế luôn vận động và biến đổi theo những chiều hướng khác nhau, qua đó chúng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm cả ngân hàng. Khi nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh như thu hẹp sản xuất, giảm nhu cầu vay vốn, các hộ kinh doanh làm ăn thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay đúng như thỏa thuận với ngân hàng. Tuy nhiên, trái lại khi nền kinh tế phát triển sẽ dẫn đến tăng nhu cầu vay vốn nhưng nếu kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả thì cũng khó có khả năng hoàn trả khoản vay đúng hạn cho ngân hàng dẫn đến nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái.

Ngoài các chính sách của Nhà nước đối với nền kinh tế, bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách về cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế vùng… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động cho vay của NHTM. Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng cũng một phần dựa trên nền kinh tế phát triển ổn định mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đặc điểm của khách hàng

Một là năng lực của khách hàng vay. Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém không tiên đoán được cung, cầu thị trường và những biến động có liên quan; không kiểm soát được từ khâu sản xuất, phân phối và quảng bá sản phẩm … thì dễ bị thất bại trên thị trường. Từ những yếu đó làm ảnh hưởng đến kết hiệu quả kinh doanh của cá nhân cũng như khả năng trả nợ ngân hàng, ảnh hường đến chất lượng tín dụng . Nhưng ngược lại, khách hàng có năng

lực kinh doanh tốt, quản lý điều hành giỏi, lường trước được các rủi ro phát sinh thì sẽ đạt hiệu quả kinh doanh, sử dụng tốt nguồn vốn vay từ ngân hàng dẫn đến hoàn trả vốn vay đúng hạn định.

Hai là tính trung thực đối với mục đích vay của khách hàng: Khi KHCN có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng lại không cung cấp một cách trung thực các thông tin như mục đích vay, tình hình tài chính thực tế hay phương án kinh doanh khả thi, tài sản thế chấp bảo đảm về tính pháp lý… sẽ dẫn đến việc đánh giá lệch lạc đối với các tiêu chí cho vay như năng lực tài chính, mục đích vay, khả năng hoản trả nợ vay, thời gian cho vay hợp ý với phương án kinh doanh, …..

- Đặc điểm của cạnh tranh

Thị trường tài chính ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều tổ chức kinh doanh như: Tổ chức tài chính phi ngân hàng, tổ chức bảo hiểm, công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện,…Đặc biệt là sự góp mặt của các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động ngân hàng đã làm cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Dẫn đến các sản phẩm dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng hơn, tiện ích hơn, áp dụng công nghệ tiên tiến hơn, quan tâm hơn về môi trường làm việc và sự gắn kết nhân viên.

- Chính sách quản lý của nhà nước

Những cơ chế chính sách do Nhà nước ban hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay nói chung cũng như hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng. Khi có sự thay đổi về môi trường pháp lý, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại và các chính sách xã hội khác sẽ tác động đến chính sách, qui định trong việc cho vay của các ngân hàng đối với từng lĩnh vực chịu ảnh hưởng của các chính sách đó như tác động tới lãi suất, tỷ giá... hay tác động trực tiếp tới các cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh

như giá cả hàng hóa, vật liệu, nguyên liệu sản xuất đầu vào, đầu ra,....Trong từng trường hợp cụ thể đối với từng khách hàng vay thì những thay đổi này có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao, hiệu quả về sử dụng vốn hoặc ngược lại.

b. Các nhân tố bên trong ngân hàng - Chất lượng nguồn nhân lực của NHTM

Cán bộ ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, là đại diện của ngân hàng với khách hàng. Vì vậy, cán bộ ngân hàng phải có năng lực, kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để từ đó có thể tư vấn những sản phẩm, dịch vụ thích hợp nhất đối với nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng hàng đầu cần phải có từ cán bộ là thái độ phục vụ khách hàng. Vì vậy, để giữ vững uy tín, nâng cao thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng thì cần phải đào tạo được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu tại từng vị trí công việc, có kỹ năng giao tiếp, cởi mở, có khả năng tiếp thu, ...

- Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng

Có được chính sách tín dụng hiệu quả, an toàn cũng là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn pháp lý của các khoản tín dụng. Cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý dựa trên khung hướng dẫn chi tiết của chính sách tín dụng để đưa ra quyết định tín dụng cũng như danh mục đầu tư tín dụng của một ngân hàng. Ngoài ra ban lãnh đạo ngân hàng cần tăng cường quản lý, giám sát khi một chính sách tín dụng không đạt hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện cho vay, chính sách tín dụng ngân hàng mang lại những ưu điểm như: Đáp ứng được những yêu cầu từ ban lãnh đạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế và kiểm soát được những rủi ro tiểm ẩn, ...

Bên cạnh đó cũng cần quy định đầy đủ, liệt kê chi tiết những lý do đối với một sự ngoại lệ nào đó trong chính sách tín dụng.

Quy trình tín dụng là quy định về thực hiện nghiệp vụ tín dụng trong

nội bộ ngân hàng nhằm hướng dẫn cán bộ thực hiện đồng nhất những nghiệp vụ liên quan đến công tác tín dụng tại ngân hàng. Từ đó, từng cán bộ biết được nhiệm vụ phải thực hiện ở từng vị trí, mối liên quan với các vị trí của đồng nghiệp khác cũng như giúp cán bộ hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong thực hiện quy trình, từ đó có thái độ tích cực trong công việc.

Quy trình tín dụng là công cụ giúp kiểm soát quá trình cấp tín dụng và thay đổi chính sách tín dụng để phù hợp hơn với thực tiễn. Dựa trên công tác kiểm soát việc thực hiện quy trình, ban lãnh đạo có thể phát hiện kịp thời những khâu, những nội dung cần điều chỉnh để hoàn thiện hơn cũng như đưa ra các hướng đào tạo và phân công, từ đó kiểm soát, hạn chế rủi ro sau khi cấp tín dụng. Ngoài ra, thông qua kiểm soát quá trình thực hiện quy trình tín dụng, ngân hàng có thể kịp thời phát hiện những nội dung quy định không phù hợp trong quy trình cũng như trong chính sách tín dụng để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Chất lượng công tác thẩm định

Thẩm định cho vay gồm nhiều yếu tố như: Tiếp nhận và thẩm định khách hàng bước đầu; thẩm định dự án, phương án đầu tư; thẩm định năng lực khách hàng và xếp hạng tín dụng; thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay; phân cấp thẩm định và quyết định cho vay. Chất lượng công tác thẩm định còn tùy thuộc vào các nhân tố nội tại thuộc về bản thân ngân hàng: Trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức cán bộ thực hiện công tác thẩm định; chất lượng cán bộ thẩm định dự án, phương án kinh doanh. Đây là những nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng và công tác thẩm định vay vốn của ngân hàng. Đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu, không đáp ứng được yêu cầu sẽ trực tiếp trở thành nguyên nhân của nhiều loại rủi ro xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ. Bên cạnh đó, những chuyên viên có đạo đức nghề nghiệp kém cũng trở thành nguyên nhân

chủ quan của rủi ro phát sinh trong quá trình thẩm định dự án, phương án khách hàng. Quy trình thẩm định dự án, phương án khách hàng vay rất quan trọng vì đựa trên cơ sở đó hạn chế được sai sót khi thực hiện cho vay và hạn chế khả năng phát sinh rủi ro tín dụng. Nếu quy trình thẩm định đúng, hợp lý và khoa học đến từng khâu, từng chi tiết sẽ hạn chế tốt nhất khả năng sai sót trong thực hiện và từ đó giảm những rủi ro phát sinh. Ngược lại nếu quy trình thẩm định không chuẩn, thiếu khoa học và không thường xuyên cập nhật sẽ dễ dẫn đến phát sinh rủi ro trong tín dụng.

- Thương hiệu ngân hàng

Uy tín, thương hiệu của ngân hàng sẽ mang lại niềm tin cho khách hàng khi quan hệ với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng có uy tín trên thị trường sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh về thu hút khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và nguồn vốn huy động của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, một ngân hàng có thương hiệu tốt sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận được các nguồn vốn có chi phí thấp để từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động. Nhưng nếu một ngân hàng chưa có uy tín, thương hiệu thì khó thu hút khách hàng chi phí huy động vốn có thể tăng lên đáng kể và theo đó kết quả lợi nhuận kinh doanh sẽ giảm sút. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường như hiện nay thì uy tín, thương hiệu của ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của khách hàng để gắn bó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung của chương 1 đã nêu hai vấn đề lớn:

Đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản, chung nhất về cho vay KHCNKD của ngân hàng thương mại như khái niệm, đặc điểm, vai trò, quy định, nhân tố ảnh hưởng, .... Trọng tâm của chương là các luận giải về hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM; tiêu chí đánh giá đối với hoạt động cho vay KHCNKD; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM.

Những nội dung thể hiện trong chương 1 là cơ sở, tiền đề để đánh giá tình hình hoạt động cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum trong nội dung Chương 2 và từ đó đưa ra đề xuất về một số khuyến nghị trong nội dung Chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)