Những hạn chế và nguyên nhân đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

a. Những hạn chế

Song song với những thành tựu và kết quả đáng mừng mà chi nhánh đã đạt trong cho vay KHCNKD thì vẫn còn số ít hạn chế trong hoạt động này:

Tuy nhiên số dư nợ cho vay trong hoạt động này tăng so với tiềm năng của chi nhánh nhưng khoảng dư nợ cho vay khách hàng kinh doanh là cá nhân so với tổng số dư cho vay vẫn còn tỷ trọng chưa quá cao.

Mặc dù các cán bộ tín dụng đã kiểm tra và giám sát sau khi vay vẫn còn lỗ hổng, trong quá trình tiến hành kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng chưa thực sự đúng với quy trình đã đề ra, còn hời hợt trong việc giám sát và kiểm tra mục đích sử dụng vốn chưa rõ ràng và minh bạch. Hình thức kiểm tra sau giải ngân còn chủ quan từ đó đem đến khá nhiều rủi ro cho chính ngân hàng mình.

Đến với ngân hàng Vietinbank Kon Tum khách hàng luôn hài lòng về hình thức phục vụ của nhân viên. Bên cạnh đó có lẽ vì một vài lí do như khách hàng có nhu cầu về vay vốn tăng số lượng lớn, cho nên nhân viên phải liên tục trao đổi và giải đáp nhu cầu của khách, các tài liệu hồ sơ mới theo đó cũng nhiều hơn đòi hỏi nhân viên tín dụng phải nhanh chóng giải quyết để kịp thời gian cho công việc... Vì lẽ đó họ đã bỏ qua một số quy định phục vụ

khách hàng hời hợt: Chào hỏi nhanh chóng, hỏi thông tin khách hàng qua loa, đại khái, hơn nữa việc giải đáp xử lý các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng vội vàng và chưa thực sự tận tình giải thích đủ để họ hiểu rõ. Do đó một số nhân viên vừa tạo hình ảnh không đẹp về thái độ, vừa tạo cho khách hàng sự không hài lòng về chuyên môn nên bị đánh giá chưa cao. Vì vậy cần quán triệt lại vấn đề này để có thể tạo điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt hơn nhất.

Về các danh mục giới thiệu sản phẩm vẫn còn một số thiếu xót không đáng kể chẳng hạn chưa tập trung chú trọng những sản phẩm cốt lõi, cũng như những lợi ích theo kèm các sản phẩm chưa cụ thể, chưa tạo được ấn tượng khi lựa chọn tên cho sản phẩm, chưa hoàn toàn tạo được sự thu hút cho các cá nhân kinh doanh.

Các cá nhân kinh doanh trên địa bàn chưa được cung cấp quảng bá về các sản phẩm cho vay ngắn hạn, việc chăm sóc khách hàng còn chưa được chú trọng và tập trung lắm. Các chương trình cần được vạch ra cụ thể và có kế hoạch giám sát quản lí chặt chẽ. Cần tập trung vào khách hàng kinh doanh lớn nhưng cũng không nên bỏ bê và thiếu sự quan tâm đối với những khách hàng kinh doanh vừa và nhỏ.

Hiện nay các hình thức cấp tín dụng của Vietinbank Kon Tum chưa có sự đổi mới so với các năm trước và những ngân hàng khác. Chính vì vậy các quy trình cấp thẻ chưa được rút ngắn tạo cho khách hàng cảm giác rườm rà rắc rối không muốn làm. Do đó gây sức ép và khó khăn cho việc phát triển quy mô tín dụng của chi nhánh.

Ngoài ra các hình thức đảm bảo chưa phong phú, phần lớn chú trọng vào thế chấp bất động sản lớn, không những thế vấn đề thẩm định tài sản còn thụ động, ví như việc thẩm định bất động sản dùng để thế chấp còn thấp so với giá thị trường. Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản của khách hàng chỉ tối

đa 70% giá trị tài sản bảo đảm. Vì vậy làm khách hàng cảm thấy chưa thỏa mãn với nhu cầu và quyền lợi của mình ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay cá nhân kinh doanh, gây khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng với chi nhánh ngân hàng.

b. Nguyên nhân hạn chế

- Có thể thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên vì chưa có các văn bản cụ thể để trình bày và hướng dẫn về các nội dung quy trình cho vay chuyên biệt với KHCNKD. Những quy định đã được trụ sở chính Vietinbank đưa ra tuy nhiên vẫn mang tính khái quát về quy trình cho vay, một người vừa có thể làm cả thẩm định và quản lý khoản vay, làm từ khâu tiếp xúc tới thẩm định và giám sát khoản vay. Do đó chưa thực sự khách quan và nguy cơ dẫn đến rủi ro nghề ngiệp cao, thời gian quy định cho vay bị kéo dài chưa giải quyết triệt đê cho khách hàng. Cần phải có kế hoạch cụ thể về các bước phải thực hiện quy trình trong khoảng thời gian tối đa cho vay từ đó từng bước cải thiện lại quy trình vay tốt hơn.

- Đối với nhân viên cán bộ cần phải nhạy bén và tích cực hơn, trình độ xử lý nghiệp vụ tốt hơn do số năm kinh nghiệm trung bình hiện nay tương đối thấp. Bên cạnh việc có nhiều năm kinh nghiệm và trình độ cũng nâng cao qua thời gian song đối với việc cập nhập thông tin thị trường qua mạng, báo đài còn chậm. Chưa linh hoạt trong việc tìm kiếm và tư vấn khách hàng chủ yếu là khách hàng tìm tới mình; đối với quá trình xử lý hồ sơ và giải quyết công việc còn cứng nhắc chưa được linh động, sáng tạo chưa hoàn toàn hòa nhập với nhu cầu đổi mới ngày càng cao của xã hội.

- Bên cạnh đó, do phần lớn người dân tại tỉnh Kon Tum là người địa phương nên vẫn chưa quen tiếp xúc với công nghệ thông tin, ngại thanh toán và giao dịch bằng điện tử. Cảm thấy lo lắng và chưa muốn mở tài khoản ngân hàng, chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt. Khách hàng chưa được tuyên truyền,

phổ biến rộng rãi về việc hạn chế sử dụng tiền mặt nhất là vùng có dân tộc tại chỗ. Do đó các khoảng cho vay phần lớn là giải ngân tiền mặt điều này gây cản trở trong việc quản lý mục đích vay vốn và sử dụng thực tế của khách hàng.

- Tình hình thực tế cũng là một trong những nguyên nhân khá quan trọng. Bởi việc sản xuất kinh doanh của dân còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thị trường,... do đó chỉ khi làm ăn thuận lợi thu được lợi nhuận thì nguồn trả nợ mới được đảm bảo, vì đời sống vật chất còn thấp nên thường khách hàng không có khoản dự phòng để khi gặp rủi ro vẫn còn có nguồn dư để trả cho ngân hàng. Cho nên việc ngân hàng hạn chế và kiểm soát đối tượng cho vay không đảm bảo tài sản là hợp lý tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng địa bàn.

- Bên cạnh đó bản thân khách hàng cũng là một nguyên nhân khá quan trọng họ không quen với hình thức giao dịch mới như vay hạn mức, lưu vụ, hoặc là có sự đòi hỏi được vay thấu chi KHCNKD. Bởi với những khách hàng đã vay lâu năm họ quen với việc vay từng lần, sự hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng còn thấp, chưa thực sự muốn tìm hiểu và thay đổi cách thức vay mới.

Một phần cũng vì cán bộ tín dụng chưa hoàn thành tốt chức trách của mình tư vấn hời hợt đối với các phương thức mới để có thể phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng. Chính vì lẽ đó các phương thức cho vay chưa đa dạng hóa so với một vài ngân hàng khác.

- Mặc dù số lượng khách hàng vẫn được duy trì và gia tăng nhưng các cán bộ vẫn còn lơ là trong công tác duy trì khách hàng truyền thống và mời gọi khách hàng mới. Nhân viên còn yếu kém trong các mối quan hệ chưa chủ động tìm kiếm tạo dựng mối quan hệ để gia nhập thêm khách hàng mới; thụ động trong việc tận dụng mối quan hệ với khách hàng cũ để biết thêm những khách mới vào ngân hàng. Đặc biệt còn thụ động trong mối quan hệ với các

chính quyền địa phương, cán bộ xã phường để kịp thời nắm bắt thông tin về những cá nhân đã kinh doanh và đang có ý định kinh doanh trên địa bàn của chi nhánh mình. Đối với việc đánh giá của khách hàng như thế nào về ngân hàng mình vẫn chưa được quan tâm tối đa; cũng như các cơ chế chăm sóc khách hàng tiền vay chưa được chú trọng và quan tâm chẳng hạn như gửi lời chúc, quà tặng cho khách trong ngày sinh nhật hoặc tổ chức chương trình tri ân khách hàng đã tin dùng với ngân hàng mình qua các chương trình bốc thăm trúng thưởng, các buổi tiệc nhẹ cho những khách hàng vay số tiền lớn và lâu năm... Từ đó tăng thêm sự gắn kết và gần gũi giữa ngân hàng với khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở Chương 1, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay và kết quả cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum giai đoạn 2016 – 2018. Luận văn đã đánh giá những mặt đạt được cũng như những mặt còn tồn tại và đi sâu vào đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động cho vay KHCNKD của Vietinbank Kon Tum. Từ những phân tích trên, luận văn cũng cho thấy được cần có những khuyến nghị kịp thời để hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại đơn vị này. Những nội dung phân tích trong Chương 2 sẽ là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD của Vietinbank Kon Tum trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)