Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 94 - 114)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM

3.2.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bên cạnh việc quản lý và đảm nhiệm tốt các ngân hàng hiện tại ở nước ta. Thế nhưng vẫn còn một số mặt còn hạn chế và khắc phục. Trước hết phải tận dụng hết vai trò và quyền lực của mình trong quá trình hoạch định, tiến hành thực thi chính sách tiền tệ và thanh tra minh bạch, khách quan hơn; giám sát hệ thống các ngân hàng kỹ lưỡng. Bên cạnh đó năng lực kinh doanh, quản lý rủi ro cũng cần được nhanh chóng tăng cường.

Hoạt động thanh tra vẫn luôn được tiến hành nhưng vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, vì vậy cần đưa ra giải pháp để thay đổi về phương pháp hoạt

động của các thanh tra viên đối với việc giám sát các hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động tổ chức tín dụng của trung tâm tín dụng (CIC). Quan trọng hơn hết đây là lúc cần thiết để thiết lập hệ thống cảnh báo sớm đối với những rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng.

Tổ chức tín dụng phải tăng cường theo dõi, cũng như sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay hay gia hạn nợ của khách hàng. Có như thế hoạt động tín dụng vừa tăng trưởng cao đi kèm với chất lượng tốt và dài lâu. Bên cạnh đó yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng; do đó ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên theo dõi những biến chuyển trên thị trường tiền tệ để báo cáo kịp thời, báo cáo định kỳ, các vấn đề của hoạt động ngân hàng. Hơn nữa giữa ngân hàng Nhà nước và chính quyền thành phố, doanh nghiệp cũng như các ngân hàng trên địa bàn cần có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Cho nên việc tổ chức những cuộc họp giao ban xem xét các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng và khách hàng, từ đó đưa ra nhận định đúng với thực tế để chỉnh sửa cho phù hợp; giảm tối đa các rủi ro không đáng có; kịp thời khắc phục những hậu quả; Giao quyền chủ động kinh doanh và tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng hoạt động và phát triển.

Tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC để những thông tin ngân hàng có đầy đủ, chính xác và độ tin cậy cao. Những dữ liệu mà CIC cung cấp chưa rõ ràng, thông tin đơn điệu, ngân hàng dữ liệu thông tin chưa được cập nhập và xử lý lịp thời. CIC đóng vai trò quan trọng chi phối quyết định của ngân hàng, dó đó thông tin đua ra phải đầy đủ, chính xác nhất có thể.

Cho nên đây là hoạt động cần được quan tâm và nâng cấp hơn.

Trong vấn đề xác định khung giá cả chung cho tài sản đảm bảo chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ ngân hàng, ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức và chặt chẽ. Cho nên cần khắc phục và thực

hiện nghiêm túc điều này xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất phù hợp với giá cả thị trường.

Theo từng thời kỳ luôn thực hiện chính sách vĩ mô thích hợp nhằm tạo sự ổn định và phát triển kinh tế. Quản lý và điều hành các công cụ chính sách tiền lãi, tiền tệ linh động.

Cán bộ quản lý và điều hành của các NHTM luôn được chú trọng trong vấn đề nâng cao năng lực, luôn đảm bảo an toàn, trong hoạt động của hệ thống và nền kinh tế.

Để các hoạt động cho vay của các ngân hàng được thuận lợi hơn thì ngân hàng Nhà nước cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của từng NHTM, nhất là trong lĩnh vực huy động tiền gửi để tình hình thị trường luôn ổn định.

Việc cập nhập và thu thập thông tin là vấn đề vô cùng quan trọng không những giảm thiểu rủi ro cao mà còn góp phần phát triển cơ hội kinh doanh trên nhiều mặt. Do đó ngân hàng Nhà nước nên đầu tư hệ thống thông tin liên ngân hàng, qua đó các NHTM có thể cập nhập thông tin thị trường liên ngành nhanh nhất và mau chóng bắt được những cơ hội tốt trong kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, luận văn đã đưa ra định hướng hoạt động cho vay KHCNKD của Vietinbank Kon Tum. Trên cơ sở đánh giá, phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum đã đưa ra được ở Chương 2 và Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị, khắc phục những hạn chế nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại chi nhánh trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Vietinbank trong những năm gần đây đã đạt được một số kết quả khi theo định hướng chiến lược về đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ như tăng trưởng mạnh cả về quy mô, doanh số, số lượng khách hàng bán lẻ và dần hướng tới việc nâng cao hiệu quả sinh lời từ các nghiệp vụ chính như tín dụng, huy động vốn, ….. Với kỳ vọng mang lại những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung cũng như sản phẩm cho vay KHCNKD ưu việt nhất của ngân hàng đến với khách hàng trên địa bàn đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Vietinbank Kon Tum.

Đối với hệ thống các NHTM nói chung cũng như Vietinbank nói riêng, số lượng KHCNKD chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu để hoàn thiện hoạt động cho vay đối với đối tượng là KHCNKD là hết sức cần thiết.

Qua quá trình thực hiện đề tài về hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum, theo đó luận văn đã đề cập và giải quyết một số vấn đề sau:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay KHCNKD của các NHTM, đặc điểm KHCNKD, đặc điểm cho vay KHCNKD cũng như vai trò của KHCNKD đối với các NHTM. Luận văn đã tập trung làm rõ nội dung hoạt động cho vay KHCNKD, các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động này cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM.

- Đánh giá được tình hình hoạt động cho vay KHCNKD của Vietinbank Kon Tum và chỉ ra được những kết quả, tồn tại hạn chế trong hoạt động cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum.

- Trên cơ sở lý luận và tình hình cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả đối với hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Vietinbank Kon Tum trong điều kiện phát triển của nền kinh tế như hiện nay. Mang lại sự phát triển bền vững cho chi nhánh cũng như hỗ trợ khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Tuy nhiên, kinh nghiệm công tác của bản thân đối với mảng nghiệp vụ tín dụng bán lẻ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum. Tài liệu lưu hành nội bộ.

[2] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Vietinbank Kon Tum. Tài liệu lưu hành nội bộ.

[3] Các quy trình, quy định liên quan đến hoạt động cho vay do Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam ban hành. Tài liệu lưu hành nội bộ.

[4] Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ “V/v Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

[5] Lê Thị Hồng Hạnh (2017), Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn- chi nhánh huyện Kbang, Tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[6] Đào Thị Mỹ Hạnh (2018), Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[7] Phạm Văn Hồng (2016), “Phát triển hộ kinh doanh cá thể- Phân tích từ quản trị vốn và tài chính”. Tạp chí Tài chính số 2(631).

[8] Nguyễn Thị Hồng (2016), Phân tích tình hình cho vay Hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[9] Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung (04/12/2017), “Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn: Từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng của NHNN Việt Nam.

[10] Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2017.

[11] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Ngân hàng nhà nước về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng.

[12] Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Đức Anh (2017), “Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn và một số khuyến nghị”.

Tạp chí Ngân hàng.

[13] Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2018), “Những cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp trong hoạt động ngân hàng năm 2018”. Tạp chí Ngân hàng số 3.

[14] Lê Việt Phương (2017), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[15] Bùi Thiện Tâm (2018), Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hòa Thắng tỉnh Đắk Lắk, luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[16] Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016.

[17] Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Website

[18] http://cafef.vn/tin-dung-ban-le-dong-gop-quan-trong-cho-loi-nhuan-nh- 20180413172600227.chn

[19] http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu- qua-tin-dung-ca-nhan-o-viet-nam-49282.html.

[20] Cổng thông tin điện tử Ngân hàng nhà nước Việt nam – http://www.sbv.vn

[21] Cổng thông tin điện tử Ngân hàng TMCP Việt nam – http://www.vietinbank.vn

.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 94 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)