CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
2.2.2. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
a. Công tác tổ chức nhân sự
- Dưới sự phối hợp nghiêm túc chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau của chi nhánh thì hoạt động cho vay KHCNKD luôn được đảm bảo thực hiện như sau:
+ Mỗi năm trụ sở chính đều giao về chỉ tiêu hoạt động, trong đó có cả chỉ tiêu tín dụng. Từ đó mỗi giám đốc chi nhánh sẽ tiếp tục chia chỉ tiêu về Phòng bán lẻ cũng như các phòng giao dịch. Kế tiếp sẽ giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ quan hệ khách hàng. Thông qua đó làm cơ sở kiểm tra chấm thẻ điểm KPI để có thể chi lương kinh doanh từ các kết quả thực hiện so với chỉ tiêu giao.
+ Giám đốc tại Vietinbank Kon Tum, không trực tiếp chịu trách nhiệm về chỉ tiêu, kết quả mảng tín dụng KHCN mà giao cho 01 Phó giám đốc chi nhánh đảm nhiệm.
- Trong quá trình thực hiện quy trình cho vay giữa các lãnh đạo, bộ phận tín dụng cũng như kế toán và ngân quỹ có sự phối hợp hài hòa và chặt chẽ đúng quy định của Vietinbank.
b. Quy trình xét duyệt cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh được chia thành 02 trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Thuộc thẩm quyền Vietinbank Kon Tum
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền của Phòng giao dịch
Nếu trưởng phòng của Phòng giao dịch bán lẻ được quyết định cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh là 500 triệu đồng/khách hàng thì trưởng phòng giao dịch hỗn hợp được phép quyết định cho vay là 1.000 triệu đồng/khách hàng đối với cho vay thông thường. Trong những trường hợp, vượt mức nói trên thì bắt buộc các phòng giao dịch thẩm định, trình về ban lãnh đạo chi nhánh xem xét quyết định cho vay hay không.
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền của chi nhánh
Các trường hợp vượt quá phán quyết của Phòng giao dịch và trong mức thẩm quyền của chi nhánh thì giám đốc/phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng của chi nhánh là người có quyền quyết định cấp tín dụng. Mỗi chi nhánh được trụ sở chính giao mức ủy quyền cho phép các chi nhánh được phép cấp tín dụng với mỗi cá nhân kinh doanh thông thường với số tiền là 7 tỷ đồng/khách hàng. Nếu vượt qua hạn mức này bắt buộc Vietinbank Kon Tum phải trình lên trụ sở chính.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của trụ sở chính
Những hồ sơ vay vốn vượt quá mức thẩm quyền của Vietinbank Kon Tum. Thì trụ sở chính có trách nhiệm thực hiện cấp tín dụng cá nhân kinh doanh chứ chi nhánh không được tự ý cấp tín dụng đối với những hồ sơ này.
Quy trình cho vay đối với KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum gồm 10 bước:
Bước 1: Cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho khách hàng.
Bước 2: Thực hiện thẩm định, thực hiện lập tờ trình thẩm định và thực hiện quyết định tín dụng, lên dự thảo hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm.
Bước 3: Xét duyệt tín dụng
- Trường hợp mức cho vay thuộc thẩm quyền của Vietinbank Kon Tum:
+ Trong mức cho phép tại phòng giao dịch thì lãnh đạo phòng giao dịch được quyền quyết định việc đồng ý hay không đồng ý cho vay.
+ Bên cạnh đó những món vay vượt qua hạn mức tại phòng giao dịch nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của chi nhánh thì trưởng phòng phải trình lên giám đốc/phó giám đốc chi nhánh để quyết định đối với khoản vay.
- Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của chi nhánh thì trình trụ sở chính Vietinbank quyết định.
Bước 4: Ngoài việc thông báo cho khách hàng bằng văn bản, đòi hỏi cần cập nhật dữ liệu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào chương trình quản lý tín dụng trên hệ thống LOS.
Bước 5: Thực hiện ký kết hợp đồng, công chứng và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp.
Bước 6: Thực hiện giao nhận, nhập kho đối với tài sản đảm bảo được thế chấp, sao đó nhập thông tin, phê duyệt dữ liệu của khách hàng, tài sản thế chấp và thông tin khoản tín dụng lên hệ thống quản lý, theo dõi nội bộ.
Bước 7: Thực hiện giải ngân khoản vay
Cán bộ quản lý khách hàng kiểm tra các hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn do khách hàng cung cấp, hướng dẫn khách hàng ký vài hồ sơ nhận nợ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản nợ của khách hàng.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát nợ vay
Bước 9: Thu nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh liên quan đến hồ sơ vay vốn Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản đảm bảo
Từ các bước trên có thê nhận ra quy trình nghiệp vụ cho vay còn một số bất cập. Khách hàng luôn muốn được giải quyết hồ sơ nhanh để tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng kế hoạch của mình; tuy nhiên với những khoảng vay vượt mức ủy quyền của chi nhánh thì cần phải trình lên trụ sở
chính do đó dẫn đến thời gian xử lí hồ sơ đôi lúc chưa kịp thời. Nếu mức ủy quyền cho các chi nhánh cao hơn thì số lượng hồ sơ được xử lí trực tiếp nhiều hơn do đó tiết kiệm được nhiều thời gian rút ngắn thời gian làm thủ tục giấy tờ; tránh đem lại sự rắc rối, rườm rà trong thủ tục vay.
2.2.3. Các hoạt động mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum thực hiện đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
- Trong vấn đề nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng ngân hàng Vietinbank Kon Tum đã chủ động hơn trong chủ trương phát triển KHCNKD mới nhằm gia tăng số lượng khách hàng; đồng thời phát triển các dịch vụ để duy trì khách hàng cũ hay mới; các đơn vị linh hoạt trong việc xây dựng và tổ chức các đề án phát triển khách hàng, nhân viên chủ động tìm đến khách hàng nhỏ, vừa và lớn ngoài những khách lâu năm thì tập trung tiếp cận những khách hàng mới từ đó mở rộng đầu tư tín dụng phát triển nông thôn và nông nghiệp (chẳng hạn tìm hiểu và tiếp cận những công ty cao su để công nhân vay vốn trồng và tái canh cây cao su hoặc những công ty bất động sản để họ duy trì và mở rộng nguồn vốn kinh doanh với quy mô to hơn,…). Đối với việc này cần phải đầu tư không nên qua loa, các lãnh đạo giao cho từng nhân viên tín dụng trực tiếp tiếp cận, kịp thời nắm bắt tình hình địa phương, không những duy trì số lượng khách cũ mà còn dựa vào mối quan hệ đó để gia tăng thêm nhiều khách hàng mới. Tìm hiểu kỹ đối tượng có nhu cầu vay để giới thiệu sản phẩm cho vay phù hợp đem lại lợi ích cho cả hai bên.
- Đối với công tác gia tăng dư nợ, duy trì thị phần và nâng cao sức cạnh tranh cho vay KHCNKD. Ngân hàng áp dụng đồng loạt giải pháp sau:
+ Giải pháp về lãi suất:
Mỗi khách hàng đều mong nhận được ưu đãi từ ngân hàng vay cho nên cần áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho KHCNKD; đặc biệt chú trọng tới những
địa bàn có cạnh tranh. Còn các địa bàn khác có thể áp dụng lãi suất cao hơn một chút. Tuy nhiên việc quyết định mức lãi suất phải do giám đốc chi nhánh quyết định dựa trên cơ sở tính toán cụ thể từ lợi ích của các sản phẩm dịch vụ khách đem lại, nhân viên không được tự ý thay đổi. Trong quá trình hoạt động phải cố gắng tuyên truyền, nhanh nhạy để triển khai thực hiện các chương trình ưu đãi phí đúng lúc, để các kế hoạch được giao luôn được đảm bảo về sự tăng trưởng, hơn hết với khách hàng mới luôn khuyến khích dư nợ. Đặc biệt đối với những đối tượng ưu tiên theo quy định NHNN được áp dụng lãi suất ưu đãi riêng, không những thế các khách hàng mua bảo hiểm bảo đảm cho khoản tín dụng cũng được giảm lãi suất khi vay.
+ Mỗi địa phương đều có thuộc tính khác nhau do đó cần đa dạng hóa những sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người dân nơi đây: Cho vay để sản xuất, thu mua và chế biến các sản phẩm đặc trưng nơi đây như cà phê, cao su, tiêu,… hoặc có thể cho vay để chăn nuôi hoặc buôn bán vừa và nhỏ,…
hơn thế nếu thực hiện các chính sách cho vay theo nhà nước như: giảm hỗ trợ cho vay tổn thất trong nông nghiệp hay cho vay chương trình nông thôn mới, cho vay theo nghị định 55-NĐ/CP. Với những khách hàng có độ uy tín cao thì ngân hàng đẩy mạnh cho vay tín chấp. Ngoài ra còn thực hiện thêm cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo hạn mức trong thời gian dài; cho vay lưu vụ; cho vay chuỗi liên kết và cho vay theo chuỗi giá trị.
+ Đối với của KHCNKD nên nâng mức cho vay đối với 1 khách hàng nếu họ có nhu cầu để kịp thời đáp ứng yêu cầu vốn tự có từ 10-30% phù hợp với phương án sản xuất, vì có sản phẩm không yêu cầu vốn tự có của hộ như mua máy móc thiết bị sản xuất để giảm tổn thất trong nông nghiệp.
+ Chú trọng với KHCNKD lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như cho vay chăm sóc, tái canh trồng mới các loại cây công nghiệp nói chung và các loại cây ngắn ngày, nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm hay những cá nhân
buôn bán nông sản, kinh doanh tạp hóa…
- Hoạt động kiểm soát, hạn chế rủi ro đối với tín dụng trong cho vay KHCNKD.
+ Trong quá trình sau vay cần phải tăng cường thẩm định và giám sát khách hàng vay vốn về việc sử dụng khoản vay có đúng mục đích không, quản lý nhóm nợ cần chặt chẽ hơn, thực hiện kiểm tra chuyên đề thường xuyên. Đặc biệt chú ý về các khoản vay thuộc nhóm 1, nhóm2 để kịp thời xử lí thu hồi nợ để tránh tình trạng phát sinh nợ xấu.
+ Bên cạnh đó luôn luôn quan tâm đánh giá KHCNKD, chú ý vấn đề phân loại nợ, phân tích yếu tố rủi ro theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
Để mỗi định kỳ phòng tín dụng báo cáo lên Ban lãnh đạo, Hội sở về những vấn đề này để nhận được chỉ đạo kịp lúc kịp thời điểm mà xử lí cho phù hợp.
Phân tích một cách rõ ràng về những khoản nợ xấu, những khoản đã được xử lí và khả năng thu hồi cao hay thấp? Đưa ra những phướng án giải quyết hợp lí về vấn đề thu hồi nợ đối với từng khoản vay. Tập trung triển khai xử lí cứng rắn với những phương án thu hồi nợ đã đề ra.
+ Không những tích cực triển khai kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ tồn đọng, mà còn tăng cường giám sát khách hàng có nợ XLRR lớn; linh hoạt trong việc kết hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng cho vay không có tài sản đảm bảo, các khoản nợ khó thu và đặc biệt là cơ quan pháp luật như cơ quan tòa án, thi hành án, trung tâm đấu giá để phát mãi tài sản thu hồi nợ khẩn trương cùng nhau tiến hành phát mãi tài sản để thu hồi nợ (đối với trường hợp cho vay có TSĐB) cần thực hiện kiên quyết các biện pháp để xử lý tài sản thu hồi nợ. Đối với khách hàng không hợp tác hoặc có dấu hiệu lừa đảo thì ngân hàng tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ. Trong các biện pháp thu hồi nợ phải thể hiện bằng văn bản như:
Biên bản đôn đốc thu hồi nợ, các hồ sơ về xử lý TSĐB, hồ sơ khởi kiện để
chứng minh sự nỗ lực của chi nhánh trong việc xử lý nợ có vấn đề.