CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố bên trong
a. Quan điểm của lãnh đạo cấp cao
Công tác đào tạo nguồn nhân lực của một doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp được ban lãnh đạo quan tâm sâu sắc đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Bởi, với các doanh nghiệp này nguồn nhân lực mang yếu tố thăng chốt, quyết định đến thành bại của công ty, nhƣng cũng có những doanh nghiệp không đƣợc chú trọng, các nhà lãnh đạo không quan tâm đến hoặc ít nên công tác đào tạo không được tổ chức thường xuyên, nội dung đào tạo đơn giản, không hiệu quả trong công tác đào tạo từ đó năng suất lao động, hiệu quả lao động thấp.
b. Ngành nghề kinh doanh
Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có một đặc thù riêng, đòi hỏi người lao động có những kiến thức, kỹ năng, khác nhau từ đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Đối với các ngành kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật, công nghệ thì đòi hỏi phải được đào tạo thường xuyên, nâng cao trình độ chuyên môn mới đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp. Còn đối với các ngành nghề không mang tính kỹ thuật cao, công việc thuần túy thì không đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao, không đào tạo thường xuyên chỉ thường đào tạo lúc ban đầu.
c. Nhân tố công nghệ thiết bị
Theo sự phát triển của thời đại công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp đã chú trọng nhiều đến yếu tố công nghệ hiện đại để phục vụ việc sản xuất, kinh doanh để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có những kiến thức, chuyên môn phù hợp để vận hành, sử dụng các thiết bị công nghệ trong quá trình lao động và sản xuất.
Điều đó đã tác động to lớn đến vấn đề phải đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với doanh nghiệp của mình.
d. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có nguồn tài chính vững mạnh sẽ tác động tích cực đến doanh nghiệp, bởi lẽ các doanh sẽ chú trọng đến việc đầu tƣ đào tạo nhiều hơn, trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tuyển chọn đƣợc đội ngũ giảng dạy uy tín, chuyên nghiệp đồng thời sẽ thường xuyên tổ chức đào tạo với quy mô, số lƣợng lớn. Còn với các doanh nghiệp nhỏ, khó khăn về nguồn tài chính thì các doanh nghiệp này tập trung vào đầu tƣ để sản xuất, kinh doanh nên trích rất ít nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo. Từ đó thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp
e. Năng lực bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Mỗi tổ chức đều có những bộ phận chuyên trách, trong công tác đào tạo cũng vậy. Bộ phận này là các đối tƣợng uy tín, năng lực, kiến thức về công tác tổ chức, truyền thông có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cán bộ chuyên trách về lĩnh vực đào tạo sẽ anh hưởng lớn đến người được đào tạo vì họ là người thường xuyên tiếp xúc với học viên, hướng dẫn họ các thủ tục để đƣợc đào tạo nên hành vi, ứng xử rất quan trọng.
f. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty
Khi nói đến đặc điểm của nguồn nhân lực ta thấy phải xét đế các yếu tố, số lượng, trình độ, kỹ năng của người lao động, tuổi tác, giới tính các nhân tố này ảnh hưởng lớn công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Số lƣợng: Một doanh nghiệp có đội ngũ lực lƣợng lao động lớn thì công tác đào tạo sẽ phức tạp và khó khăn hơn, tuy nhiên có nhiều sự lựa chọn đối tƣợng đào tạo, đa dạng hóa trong công tác đào tạo đảm bảo đƣợc lực lƣợng tham gia sản xuất kinh doanh.
Trình độ, kỹ năng của người lao động: Qua quá trình lao động, xem xét các đối tƣợng lao động có những điểm mạnh và điểm yếu nào về chuyên môn, trình độ để đào tạo và bổ sung kiến thức cần thiết để đạt hiệu quả lao động
Tuổi tác và giới tính:
Doanh nghiệp có đội ngũ trẻ tuổi thì nhu cầu đào tạo sẽ nhiều hơn bởi, trẻ tuổi thường thích học hỏi, khám phám, và mong muốn đươc cơ hội thăng tiến và ngƣợc lại với đội nhân viên đa phân lớn tuổi thì họ ít mong muốn đào tạo, khả năng tiếp thu chậm các kiến thức mới từ đó nhu cầu đào tạo không cao.
Tỷ lệ nam nữ trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không kém đến công tác đào tạo. một doanh nghiệp có tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo cũng giảm xuống, bởi đa phần nữ ít muốn đào tạo, không thích sự thay đổi. Giới tính và độ tuổi ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo
nguôn nhân lực trong doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài a. Môi trường kinh tế - xã hội
Yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ thích nghi với mỗi môi trường kinh tế - xã hội khác nhau, khi có sự thay đổi môi trường đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác đào tạo. Khi có sự biến động, để thích nghi đượng môi trường mới doanh nghiệp phải đào tạo thường xuyên để chống lại sự thay đổi, phát triển hơn trong sản xuất còn môi trường không có sự thay đổi thì doanh nghiệp không thể thường xuyên tổ chức đào tạo, mà tập trung vào tham gia hoạt động sản xuất.
b. Thị trường lao động
Khi có sự biến động về nguồn nhân lực, vì các lý do nhân viên nhảy việc, chuyển vị trí công việc hoặc đau, ốm nghỉ hưu, thì doanh nghiệp cần phải có nhân lực thay thế, bổ sung hoạc doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Nên các doanh nghiệp phải lựa chọn lực lƣợng lao động ngoài doanh nghiệp vào cần phải đƣợc đào tạo ngay từ đầu và phải đƣợc đào tạo kỹ để đáp ứngđƣợc công việc, phù hợp với công việc sẽ đảm nhận.
c. Tiến bộ khoa học công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo nên sự cạnh tranh của các doanh nghiệp về khoa học công nghệ, là yếu tố quyế định đến sự thành công của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp áp dụng đƣợc khoa học công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, kinh doanh thì giảm đƣợc lao động thủ công, sử dụng chân tay từ đó năng suất lao động tăng, giá thành sản phẩm rẻ hơn tạo đƣợc lợi thế cho doanh nghiệp. Vì vậy khi thay đổi công nghệ thì kéo theo thay đổi lực lượng tham gia sản xuất kinh doanh nên ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát các khái niệm về nguồn nhân lực, vai trò nguồn nhân lực đối với người lao động, đối với các doanh nghiệp, đối với xã hội và đối với nhân viên tham gia các chương trình đào tạo.
Tác giả đã trình bày các giai đoạn trong trong công tác đào tạo lực, gồm 03 giai đoạn: giai đoạn đánh giá nhu cầu đào tạo; Giai đoạn đào tạo; giai đoạn đánh giá đào tạo.
Trong giai đoạn đánh giá nhu cầu đào tạo, cần phải phân tích tổ chức, phân tích công việc và phân tích cá nhân để đánh giá chính xác nhu cầu đào tạo của tổ chức.
Trong giai đoạn đào tạo, cần xác định mục tiêu, đối tƣợng đào tạo, nội dung đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo và tiến hành đào tạo.
Giai đoạn đánh giá đào tạo, tổ chức có thể sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá đào tạo để xác định các nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với đối tƣợng đào tạo và mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả lao động.
Cuối chương 1, tác giả nêu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, bao gồm:
- Nhân tố bên trong: Quan điểm của nhà lãnh đạo; Nhân tố công nghệ;
Khả năng tài chính của doanh nghiệp; Năng lực bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp; đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty.
- Nhân tố bên ngoài: Môi trường kinh tế - xã hội ; Thị trường lao động; Tiến bộ khoa học công nghệ.
Đó là cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực để làm nền tảng cho tác giả tiến hành phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của Công ty trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2