CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC PHI LONG
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC PHI LONG
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu
Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phi Long có chức năng cung cấp cho thị trường:
- Máy vi tính;
- Linh kiện máy tính;
- Thiết bị ngoại vi;
- Điện thoại di động các loại;
- Camera và máy ảnh các loại;
- Sản phẩm Tin học, Điện tử, Viễn thông;
- Tƣ vấn giải pháp và thi công các ứng dụng về CNTT, Điện tử Viễn thông.
b. Mục tiêu
Cung cấp các sản phẩm dịch vụ và ứng dụng về công nghệ thông tin, điện tử viên thông tốt nhất cho thị trường phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực Miền trung - Tây nguyên.
c. Bộ máy tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến tham mưu.
Mô hình này góp phần làm tăng tính hiệu quả trong kinh doanh, phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, vừa đảm bảo tính năng động, phát huy sức mạnh tổng hợp, khuyến kích các đơn vị hỗ trợ lẫn nhau và góp phần phát triển kinh doanh.
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phi Long
Bộ phận
sửa chữa
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật
Phòng Dự án
Phòng Kế hoạch Tài
Chính Phòng
Hành chính nhân sự
Bộ phận bán lẻ
Bộ phận
bán sỉ
Bộ phận bảo hành
Bộ phận
ráp máy
Bộ phận Thiết bị
Bộ phận kiểm tra
Bộ phận Điện
tử
Bộ phận Xử l sự cố Bộ phận Hành chính
Bộ phận Nhân sự
Bộ phận
Nhà nước
Bộ Phận Trong
nước
Bộ phận Nước ngoài
Bộ phận kho
Bộ phận công nợ
Bộ phận Hóa đơn
Bộ phận
BC thuế
Phòng Kinh doanh
- Nghiên cứu phân tích thị trường để phát triển và phân phối sản phẩm ra thị trường.
- Tham mưu cho giám đốc về chiến lược, định hướng kinh doanh.
- Lập kế hoạch kinh doanh, theo dõi các hoạt động bán hàng, xuất, nhập kho.
- Trực tiếp phụ trách 02 bộ phận: Bộ phận bán lẻ và bộ phận bán sỉ.
Phòng Kỹ thuật
- Thực hiện chức năng liên quan đến các công việc kỹ thuật, lắp ráp, sửa chữa, kiểm tra các thiết bị của khách hàng.
- Tham mưu cho giám đốc về tính năng kỹ thuật đặc thù của từng dòng sản phẩm mới.
- Xây dựng chiến lƣợc phát triển các dòng sản phẩm công nghệ.
- Giám sát hoạt động sửa chữa, lắp ráp, bảo trì bảo hành sản phẩm cho khách hàng.
- Xử l các sự cố kỹ thuật cho khách hàng.
- Trực tiếp phụ trách bộ phận bảo hành, bộ phận lắp ráp và bộ phận sửa chữa.
Phòng Hành chính Nhân sự
- Là đơn vị đảm nhận công việc tham mưu cho giám đốc về quy hoạch nhân sự, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực.
- Tham mưu cho giám đốc các chính sách, hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
- Thực hiên các công việc liên quan đến hành chính.
- Trực tiếp giải quyết các vấn đề về chế độ, quyền lợi của cán bộ, thực hiện đánh giá thành tích cho nhân viên của Công ty.
- Khảo sát xây dựng định mức lao động cũng như tiền lương, thưởng…
Phòng dự án
- Phòng Dự án là phòng phụ trách công tác theo dõi các dự án liên quan đến công nghệ thông tin và điện tử viễn thông trong nước và ngoài nước để tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu, tham gia dự thầu.
- Là phòng chức năng đảm nhận công việc trong quá trình đấu thầu và triển khai thực hiện các gói thầu sau khi trúng thầu. Chịu trách nhiệm về mặt pháp l , kỹ thuật cũng nhƣ giá gói thầu trong quá trình dự thầu.
- Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Phòng kế hoạch Tài chính
- Là đơn vị trực tiếp tham mưu cho giám đốc về tài chính của Công ty, phân bổ các nguồn vốn.
- Thực hiện giám sát, kiểm tra chặt chẽ các khoản chi, thu và công nợ của Công ty, quản l các tài sản hiên có và các nguồn tạo nên tài sản của Công ty.
- Kiểm tra, ngăn ngừa các nguy cơ vi phạm nghiệp vụ, quy chế quy định về kế toán tài chính của Công ty.
- Đảm bảo thực hiện công tác báo cáo thuế theo định kỳ và các quy định hiện hành về thuế.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của giám đốc - Lưu trữ, quản l hồ sơ hồ sơ theo đúng quy định của Công ty.
- Trực tiếp làm việc với các đơn vị Thuế, thanh tra, kiểm toán khi có kiểm tra.
- Là đơn vị trực tiếp quản l các bộ phận: Bộ phận kho, bộ phận công nợ, bộ phận hóa đơn và bộ phận thuế của Công ty.
Cơ cấu tổ chức này cho phép người lãnh đạo tận dụng được những tài năng, chuyên môn của các nhân, tham mưu cho nhà lãnh đạo khi cần ra quyết
định. Với tình hình phát triển của Công ty nhƣ hiện nay, Công ty đã chú trọng hơn vào chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, và đã có bộ phận nhân sự rõ rang thuận lợi hơn cho việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
2.1.5. Đặc điểm các nguồn lực của Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phi Long
a. Nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân sự của Công ty có gần 400 người, nhìn chung đội ngũ nhân sự tại Công ty trong thời gian qua có nhiều sự biến động đặc biệt là về số lƣợng nhân sự, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
Tổng số lao động Người 256 330 398
Lượng tăng tuyệt đối Người 74 68
Tốc độ tăng % 28,9 20,6
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy số lƣợng lao động của Công ty tăng nhanh trong vòng 3 năm, từ 256 người trong năm 2016, đến năm 2018 là 142 người (tỉ lệ tăng năm 2016 so với năm 2017 là 55.46%), tốc độ tăng bình quân trong thời kỳ là 18.48 nhƣng tăng trong các năm không đều, năm 2017 so với năm 2016 tăng lên 28,9% nhƣng đến năm 2018 tăng chậm hơn 20,6%, vẫn theo xu hướng tăng nhưng tăng với tỉ lệ thấp hơn năm trước. Từ số liệu tại bảng 2.1 ta có biểu đồ thể hiện sự biến động nhân sự của Công ty trong giai đoạn 2016-2018 nhƣ sau:
Biểu đồ 2.1. Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2016-2018 Dựa vào biểu đồ có thể thấy số lƣợng nhân viên tăng đáng kể hằng năm gây nên sự ảnh hưởng đến sự mở rộng thị trường và sự phát triển của Công ty kéo theo đó là sự thiếu hụt về nhu cầu nhân sự và đã đƣợc bổ sung nhu cầu sử dụng nhân sự của Công ty qua các năm.
b. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo độ tuổi và giới tính Công ty giai đoạn 2016- 2018
Với đặc thù ngành kinh doanh cũng nhƣ tính chất công việc liên quan nhiều yếu tố kỹ thuật, lắp ráp, bảo trì, bảo hành, sửa chữa… đối tƣợng lao động nam phù hợp hơn so với lao động nữ. Đối tƣợng lao động nữ chủ yếu làm việc tại văn phòng và tiếp thị quản bá sản phẩm, chăm sóc khách hành…
Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính có sự chênh lệch nhiều, nam chiếm tỉ trọng cao hơn nữ giới, và tỉ trọng này càng tăng.
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của Công ty
Giới tính và tuổi
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lƣợng (Người)
Cơ cấu (%)
Số lƣợng (Người)
Cơ cấu (%)
Số lƣợng (Người)
Cơ cấu (%)
Tổng số 256 100 330 100 398 100
Giới tính
Nam 178 69,54 242 73,33 321 80,65
Nữ 78 30,46 118 26,67 77 19,35
Tuổi đời
<30 198 77,34 217 65,76 268 67,34
31-40 33 12,89 65 19,70 72 18,09
41-50 18 7,04 37 11,21 42 10,55
>50 7 2,73 11 3,33 16 4,02
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Dựa vào bảng số liệu ta thấy Công ty nam chiếm tỷ trọng cao hơn, luôn ở mức trên 80% so với tổng số, còn lại dưới 20% là nữ chủ yếu làm việc tại các phòng. Cơ cấu này phù hợp với đặc thù của ngành vì chủ yếu là cần lao động kỹ thuật, có sức khỏe.
0 50 100 150 200 250 300 350
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nam Nữ
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2016- 2018
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi: Từ bảng số liệu ta thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi cũng khá ổn định qua các năm. Lao động độ tuổi dưới 30 và từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng lớn và biến động không đáng kể, từ 41 đến 50 và trên 50 rất ít và có xu hướng tăng nhẹ.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2016- 2018
Tóm lại, chất lƣợng nhân viên của Công ty phát triển cơ bản ổn định, tỉ lệ nam luôn chiếm tỉ trọng cao hơn nữ; trình độ đào tạo ngày càng đƣợc nâng cao, đa số có tinh thần cầu tiến, tự giác tham gia học tập để nâng cao trình độ, hướng phát triển như vậy nhìn chung phù hợp với đặc thù ngành, thuận lợi cho công tác đào tạo để phục vụ cho phát triển NNL của Công ty .
Trình độ học vấn, chuyên môn cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong công việc. Cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng 2.2:
Bảng 2.3. Số lƣợng và cơ cấu nguồn lao động theo trình độ học vấn qua các năm
STT Trình độ học vấn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL
(Người)
Tỉ lệ (%)
SL (Người)
Tỉ lệ (%)
SL (Người)
Tỉ lệ (%)
Tổng 256 330 398
1 Sau đại học 6 2,34 6 1,82 8 2,01 2 Đại học 115 44,93 220 66.66 315 79,15
3
Cao đẳng,
trung cấp 135 52,73 104 31.52 83 20,84 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Số lượng lao động có bằng sau đại học tăng lên được 2 người, người so với năm 2016 và 2017 chiếm 2,01 % tổng số lao động của cả năm. Trình độ đại học tăng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số lao động và tăng nthanh qua các năm, năm 2018 chiếm đến 79.15% tổng số lao động. Lao động ở trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỉ lệ đứng thứ hai sau trình độ đại học, và giảm qua các năm, đến năm 2018 chiếm 20,84% tổng số lao động, đây tín hiệu tốt cho thấy người lao động có xu hướng tính cực tham gia đào tạo để nâng cao trình độ học vấn.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2016- 2018 c. Đặc điểm nguồn lực tài chính
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhìn chung tương đối ổn định qua các năm. Vốn chủ sở hữu có sự gia tăng đều trong các năm và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn. Quy mô tài sản tăng qua các năm, trong đó tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn; vốn chủ sở hữu tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty.
Nhìn chung Công ty có cơ cấu tài chính khá bền vững và khả năng sinh lời tốt, tình hình kinh doanh nhƣ vậy cho phép Công ty chủ động trong quá trình đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ vào đào tạo. Nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo cho Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và còn là điều kiện thuận lợi để người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.
2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua Trong năm qua, Công ty luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức khá, lợi nhuận đạt đƣợc ở mức cao, bảng 2.3 đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.