Chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 20 - 25)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước

1.1.2. Chi ngân sách nhà nước

1.1.2.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Theo khoản 2 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 thì chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật.

Đứng về phương diện pháp lí, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi tiêu do Chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, trật tự an an toàn xã hội.

Xét về bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng các sự nghiệp văn hóa xã hội, duy trì hoạt động bộ máy nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với thu ngân sách nhà nước vì: Thu ngân sách là nguồn vốn đảm bảo thực hiện thu ngân sách; ngược lại vốn ngân sách được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, nó là điều kiện để tăng thu ngân sách.

Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kì. Điều này khẳng định chi

12

ngân sách nhà nước ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị xã hội của một quốc gia. Từ đó cho thấy chi ngân sách có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhằm thực hiện các đường lối của đất nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng của xã hội được xây dựng và cải tạo.

1.1.2.2. Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN là nguồn lực tài chính nhằm bảo đảm và duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Hoạt động bộ máy chính quyền các cấp, không chỉ nhằm mục đích thống nhất quản lý các hoạt động của nền kinh tế quốc dân mà còn nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị: một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành bại của công cuộc cải cách kinh tế.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN, đặc biệt là chi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, vì nó tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Trong những trường hợp đặc biệt, chi NSNN trợ cấp cho một số doanh nghiệp cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế.

Một trong những mục tiêu chính sách NSNN ta là đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh việc sử dụng thu NSNN để thực hiện công tác này, chi NSNN cũng có vai trò hết sức quan trọng. Cơ chế thị trường tạo ra sự phân hóa giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội. Để làm giảm khoảng cách đó, Nhà nước phải sử dụng các hình thức trợ cấp từ NSNN. Bên cạnh đó các khoản trợ cấp cho giáo dục, y tế có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và đảm bảo sức khỏe cho dân cư.

Chi NSNN có tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế. Trường hợp chi vượt thu quá sẽ dẫn đến lạm phát. Vì vậy, để kiềm chế lạm phát phải khống chế tiêu dùng của Chính phủ, đặc biệt đối với những

13

nước đang phát triển, nơi lạm phát thường ở mức độ cao.

Chi NSNN có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, vấn đề phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu xã hội cơ bản đối với nhiều quốc gia.

1.1.2.3. Nội dung của chi ngân sách nhà nước

Theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ, chi ngân sách nhà nước gồm:

- Chi đầu tư phát triển về:

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn;

b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;

d) Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;

đ) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên về:

a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;

b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;

c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;

d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước;

đ) Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;

e) Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao

14

động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

h) Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;

i) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội;

k) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

+ Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

+ Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước.

+ Chi cho vay của ngân sách trung ương.

+ Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.

+ Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định

+ Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

+ Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau [10, tr.2-5].

1.1.2.4. Chức năng của chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước có ba chức năng gồm: Phân bổ nguồn lực, tái phân phối thu nhập, điều chỉnh và kiểm soát.

- Chức năng phân bổ nguồn lực : Chức năng phẩn bổ nguồn lực của chi NSNN là chức năng mà nhờ vào đó nguồn lực NSNN thuộc quyền chi phối của Nhà nước được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân

15

nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn lực đó và bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường, chức năng phân phối nguồn lực của tài chính ngày càng được coi trọng. Phân phối nguồn lực và thu nhập tài chính có chủ định, có căn cứ, phù hợp mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội sẽ là yếu tố quyết định cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Có nguồn lực dồi dào mới có điều kiện để tăng chi và chủ động trong phân bổ, sắp xếp các khoản chi. Trong phạm vi và điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, nhu cầu chi tiêu cho kinh tế - xã hội ngày càng lớn, việc thực hiện chính sách ngân sách thắt chặt hay nới lỏng đều đòi hỏi phải có sự cân nhắc và quyết định thông minh, tỉnh táo phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chính sách ngân sách thắt chặt đòi hỏi phải hạn chế chi tiêu, kiềm chế bội chi, tiến tới cân bằng ngân sách, nhưng sẽ vấp phải áp lực chi ngân sách quá lớn như hiện nay. Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân bổ là NSNN được tạo lập, được phân phối và sử dụng. Khi sự phân bổ đạt đến tối ưu sẽ thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hội bằng việc tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân đối quan trọng trong phân bổ.

- Chức năng phân phối thu nhập : Chức năng phân phối thu nhập là chức năng mà nhờ vào đó chi NSNN được sử dụng vào việc phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nước trên tư cách là người có quyền lực chính trị, còn đối tượng phân phối là NSNN đã thuộc sở hữu Nhà nước hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân, thể nhân trong xã hội.

- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Để quản lý một cách hữu hiệu các hoạt động kinh tế - xã hội thì việc tiến hành điều chỉnh và kiểm soát

16

thường xuyên là cần thiết và khách quan. Với tư cách là một bộ phận của NSNN, chi NSNN cũng là một công cụ quản lý trong tay Nhà nước và thực hiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát như một sứ mệnh xã hội tất yếu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)