Một số kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 94 - 97)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

3.3. Một số kiến nghị và đề xuất

3.3.3. Một số kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình

- Đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định 117/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Đây là những văn bản đóng vai trò hướng dẫn, tạo cơ chế để quản lý, giám sát hoạt động chi thường xuyên ngân sách tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách vì vậy đòi hỏi hoạt động quản lý ngân sách của tỉnh phải luôn bám sát và tuân thủ nghiêm túc theo những quy định này.

- Trong quá trình phân bổ dự toán chi thường xuyên phải bám sát các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, đảm bảo bố trí kinh phí hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả. Các đơn vị phải hực hành tốt Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, không bố trí các khoản chi tiếp khách, hội nghị, mua sắm trang thiết bị vượt tiêu chuẩn, định mức, không đúng chính sách chế độ, các khoản ngoài

86

nhiệm vụ chi của đơn vị. Khắc phục 4 căn bệnh: chi tiêu dàn trải, thất thoát nhiều, hiệu quả thấp và thời gian dài.

- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, công tác quản quản lý vốn đầu tư XDCB bằng cách: Tiến hành tuyển chọn kỹ lưỡng đội ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước.

Đào tào nâng cao trình độ của cán bộ nhà nước để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước.

- Tăng cường công khai minh bạch các khoản chi thường xuyên NSNN tại từng cơ. Từ đó tận dụng sự kiểm tra của quần chúng, giảm thiểu các khoản chi khống, và giảm thiểu tham nhũng thông qua việc đối chiếu với các khoản thu – chi thực tế.

- Tăng cường kỷ luật tài chính trong công tác lập báo cáo định kỳ và quyết toán ngân sách nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, cơ quan tài chính cấp dưới chậm phân bổ dự toán, chậm nộp báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo thời gian quy định thì cơ quan tài chính có quyền áp dụng một trong hai biện pháp: thông báo cho nơi giao dịch tạm ngừng cấp phát thanh toán; áp dụng hình thức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo quy định.

87

Tóm tắt Chương 3

Với mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ, hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách từ khâu lập kế hoạch, thực hiện NS, báo cáo NS và tăng cường trách nhiệm; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong quản lý sử dụng NS; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, việc hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình cần thực hiện nhiều hệ thống biện pháp khác nhau theo lộ trình cụ thể, đòi hỏi sự phối kết hợp của các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương cũng như sự đồng lòng nhất trí cao của cán bộ và nhân dân toàn tỉnh.

Việc quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương nói chung, ở tỉnh Quảng Bình nói riêng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố địa phương. Một địa phương mà việc quản lý chi ngân sách hợp lý thì sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế ở địa phương đó, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện xã hội. Trên cơ sở đó, mỗi địa phương cần phải biết được tầm quan trọng của việc quản lý chi thường xuyên NSNN, thấy được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động chi ngân sách nhà nước đối với kinh tế xã hội, thấy được sự trưởng thành dần của một địa phương, thấy được sự ổn định, ấm no, đầy đủ hơn trong cuộc sống người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)