Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 42)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước

1.3.1. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh

Là địa phương đi đầu trong cả nước về quy mô và phạm vi thu chi ngân sách, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Trên cơ sở nguồn thu được hưởng theo phân cấp hàng năm, UBND thành phố Hồ Chí Minh sẽ trình HĐND thành phố nguyên tắc phân bổ chi ngân sách thành phố theo thứ tự ưu tiên: trước hết phải đảm bảo chi hoạt động thường xuyên theo đúng chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành; bố trí chi trả nợ vốn gốc và lãi các khoản vay đến hạn; đảm bảo dành nguồn tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ; trích dự phòng ngân sách và nguồn bổ sung quỹ dự trữ tài chính; phần còn lại bố trí chi đầu tư phát triển.

29

Tuy nhiên, nguồn vốn cân đối từ dự toán thu ngân sách hàng năm thường không đủ đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn nên HĐND thành phố cũng chấp thuận chủ trương trong năm, cho phép UBND thành phố được huy động thêm các nguồn vốn vào ngân sách để bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Theo kinh nghiệm của thành phố thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí NSNN.

Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

1.3.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng iai đoạn 2013-2017, chi ngân sách thành phố Đà Nẵng đạt gần 59.200 tỷ đồng, trong đó cho đầu tư phát triển lên đến 35.000 tỷ đồng, và chi thường xuyên 21.000 tỷ đồng... Hệ thống chính sách chế độ của nhà nước được tuyên truyền thường xuyên, các tiêu chuẩn định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.

Công tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán, cơ chế xin cho cơ bản bước đầu được

30

hạn chế. Trong việc giao dự toán ngân sách, về cơ bản đã phân bổ và giao toàn bộ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán ngân sách thành phố ngay từ đầu năm.

Thực hiện tốt việc giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách, nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm.

Thành phố đã chú trọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển sự nghiệp y tế, quản lý tốt dự phòng ngân sách chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

- Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính ngân sách. Kết quả thanh tra, kiểm tra và thẩm định về tài chính, ngân sách hàng năm đã giảm chi cho ngân sách. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nước được thực hiện đúng chính sách chế độ. Thành phố cũng đã đã xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm.

- Thành phố Đà Nẵng đã quan tâm đến hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách, thực hiện công khai việc giao dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật.

1.3.3. Một số bài học rút ra

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách nhà nước và quản lý chi thường xuyên NSNN; kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại một số địa phương, có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình như sau:

Một là, phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách, nhất là cải cách cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách cho phù hợp với tiến trình phát triển; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản

31

bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi thường xuyên ngân sách theo kết quả đầu ra.

Hai là, phải chú trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến chi thường xuyên ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách địa phương nói riêng liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhi ều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của nhà nước).

Ba là, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế đi đôi với phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cho các đơn vị sử dụng ngân sách phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

Bốn là, tập trung thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN).

Năm là, việc triển khai các hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách thị xã phải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế xã hội của và phải liên tục hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngân sách theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kinh nghiệm của các địa phương khác là rất quý báu, và bổ ích, tuy nhiên, do cơ chế quản lý, điều hành, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong từng thời kỳ là khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác cần áp dụng một cách hợp lý, tránh rập khuôn, máy móc.

32

Tóm tắt Chương 1

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là phạm trù đã được xem xét và đề cập đến trong nhiều văn bản, công trình nghiên cứu từ trước đến nay. Ở nước ta, các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong quá trình quản lý và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho các hoạt động chi tiêu công.

Trong chương 1 đã làm rõ khái niệm ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đồng thời hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số địa phương khác.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay, trước yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách đang được đặt ra ngày một bức thiết hơn, cần tham khảo kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách của các địa phương đi đầu trong cả nước để có các biện pháp quản lý, sử dụng các khoản chi thường xuyên ngân sách hợp lý và hiệu quả.

33 Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 – 2017

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)