Khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 52 - 57)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình

2.2.2. Khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh

Theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các Nghị định liên quan đến việc lập và dự toán chi ngân sách địa phương, từ năm 2013 đến nay, tỉnh Quảng Bình theo sự chỉ đạo của Trung ương, lập và tiến hành phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương trên địa bàn của mình hằng năm. Cụ thể, trước ngày 10 tháng 12 của năm ngân sách, HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau, trong đó quy định cụ thể dự toán phân bổ chi NSNN của các đơn vị cấp huyện trực thuộc, bao gồm chi thường xuyên.

Trong vòng 10 ngày tiếp theo, kể từ ngày HĐND tỉnh quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, HĐND các huyện, thành phố trực thuộc quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày HĐND cấp huyện quyết định dự toán ngân sách, UBND huyện giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị cấp dưới; đồng thời, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính tỉnh về dự toán ngân sách đã được quyết định.

Việc lập dự toán chi thường xuyên NS ở tỉnh Quảng Bình được thực hiện trên cơ sở quy định của Chính phủ, các chế độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời phải bám sát với tình hình thực tế của từng đơn vị trực thuộc.

Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NS tỉnh được quy định tại thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003, các quy định về trình tự lập dự toán chi thường xuyên NS được bộ phận kế toán phụ trách chi thường xuyên NS các đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ tài chính.

Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít biến động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn thể, chi an ninh quốc phòng áp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp.

44

Tuy nhiên, những khoản chi có nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, chi khác… cần quản lý chặt chẽ do có sự lãng phí trong chi tiêu, thì tiến hành lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ đó thì chưa đủ, dự toán được lập sẽ không sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng quá trình chấp hành dự toán. Đối với khoản chi quản lý nhà nước, nếu trong năm có cải cách tiền lương thì việc nâng lương và tăng chi lương là điều tất yếu. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch dự toán cho năm ngân sách tiếp theo của nhiều đơn vị trên địa bàn còn thụ động, thậm chí không được chú trọng, thực hiện qua loa, đối phó. Do vậy có thể nói công tác lập dự toán của các đơn vị chưa thực sự linh động và chặt chẽ.

Về nội dung chi, dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình những năm vừa qua bao gồm các khoản chi chủ yếu như sau:

- Chi trợ giá

- Chi sự nghiệp kinh tế

- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo - Chi sự nghiệp y tế

- Chi sự nghiệp văn hóa - TDTT - Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ - Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - Chi đảm bảo XH

- Chi quản lý hành chính - Chi ANQP địa phương - Chi hoạt động môi trường - Chi khác

45

Bảng 2.3: Dự toán chi thường xuyên tỉnh Quảng Bình 2013 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: KBNN Quảng Bình) Nhìn chung quy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi thường xuyên NS đều được các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Về cơ bản, dự toán chi đã được chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Do vậy, tác động tốt đến quá trình chấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi và kế toán quyết toán chi thường xuyên NS tỉnh. Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy dự toán chi thường xuyên của tỉnh đã bám tương đối sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm, với tỉ trọng chi thường xuyên lớn cho các nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, quản lý hành chính, đảm bảo xã hội... Đồng thời, dự toán chi thường xuyên tỉnh Quảng Bình qua 5 năm từ 2013 đến 2017 mặc dù tăng nhưng không có sự biến động quá lớn qua các năm, cho thấy phần nào sự chủ động của tỉnh trong công tác quản lý và lên kế hoạch cho chi tiêu ngân sách hàng năm của địa phương mình.

Tuy nhiên, thực tế có nơi có lúc việc lập dự toán chưa được nhận thức đầy đủ, số kiểm tra nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Điều đó gây khó khăn rất lớn

46

cho khâu chấp hành dự toán và khiến cho việc phân bổ kinh phí không đạt hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa các bộ phận chưa cao trong công tác lập và giao dự toán chi.

Hoạt động chi thường xuyên NS tỉnh hiện nay cũng có nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, nếu như thu NS đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến các khoản chi NS, thì chi thường xuyên NS tỉnh cũng đóng vai trò quan trọng không kém ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đơn vị thụ hưởng NS. Nếu các khoản chi kịp thời, đầy đủ và chính xác đúng mục đích thì sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về quản lý kinh tế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội được thực hiện tốt.

Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NS tỉnh Quảng Bình đang là vấn đề rất được quan tâm.

Nhằm làm rõ hơn thực tế công tác quản lý chi thường xuyên NS tỉnh Quảng Bình thời gian qua diễn ra như thế nào, những mặt tích cực đã đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục, tác giả luận văn đã sử dụng bảng khảo sát với hệ thống các câu hỏi liên quan tới công tác chi thường xuyên, đối tượng được khảo sát là các công chức, viên chức phụ trách công tác kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh, tiến hành chọn ngẫu nhiên đơn giản 100 mẫu được khảo sát để thống kê số liệu phân tích. Thời gian phỏng vấn, khảo sát: từ tháng 06/2017 đến tháng 12/2017.

Cơ cấu của mẫu điều tra (phiếu khảo sát):

- Về độ tuổi:

+ Độ tuổi dưới 30: 60 người, chiếm tỷ lệ 60%

+ Độ tuổi từ 30 - 45: 33 người, chiếm tỷ lệ 33%

+ Độ tuổi trên 45: 7 người, chiếm tỷ lệ 7%

- Về giới tính:

+ Nam: 27 người, chiếm tỷ lệ 27%

47 + Nữ: 63 người, chiếm tỷ lệ 63%

- Về trình độ học vấn:

+ Cao đẳng: không có

+ Đại học: 86 người, chiếm tỷ lệ 86%

+ Sau Đại học: 14 người, chiếm tỷ lệ 14%

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi ở câu hỏi số 1 “Xin ông (bà) cho biết hàng năm đơn vị nơi ông (bà) công tác có lập dự toán chi thường xuyên ngân sách không?” đối với 100 kế toán đơn vị ngân sách đang công tác tại tỉnh thì 100% đều công nhận các đơn vị hàng năm đều đã thực hiện việc lập dự toán chi đúng theo quy định. Công tác lập dự toán đã làm theo đúng chế độ, chính sách và theo sự hướng dẫn của cơ quan tài chính, đồng thời bám sát thực tế và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán chi thường xuyên NS tỉnh đã lập theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước và đều đã được thông qua HĐND tỉnh. Dự toán chi thường xuyên đã tập trung vào những khoản chi thiết yếu. Sau khi dự toán được duyệt, UBND tỉnh ra quyết định và tiến hành quy chế công khai, dân chủ tới các ban, ngành, đoàn thể cùng toàn thể nhân dân được biết.

Cũng với 100 cán bộ nói trên, khi được hỏi “Theo ông (bà) tiến độ lập dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị như thế nào?” (ở câu hỏi số 3), số người trả lời các phương án như sau:

+ Kịp thời: 53 người (53%) + Chậm: 39 người (39%) + Rất chậm: 8 người (8%)

Như vậy, có tới gần 1/2 số cán bộ được hỏi cho rằng khâu lập dự toán chi ngân sách của các các đơn vị còn chưa kịp thời. Một trong những nguyên nhân gây nên những hạn chế trên là do địa phương giao số kế hoạch hàng năm cho các đơn vị quá chậm, dẫn đến việc lập dự toán NS không chủ động, kịp

48

thời, chất lượng kém. Mặt khác, trình độ cũng như nhận thức của cán bộ về công tác kế hoạch NS còn nhiều hạn chế, chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Do đó, việc lập dự toán chi thường xuyên NS còn chưa thật sát với tình hình thực tế và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra tại các phòng, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh.

Với câu hỏi “Ông (bà) đánh giá thế nào về chất lượng dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh hàng năm?” (câu hỏi số 4), có 24 người (24%) đánh giá “Rất tốt, sát với thực tế”, 49 người (49%) cho là “Hợp lý” và 27 người (27%) công nhận “Còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế và yêu cầu chi tiêu công”. Điều này cho thấy chất lượng dự toán vẫn còn nhiều bất cập, chưa sát với nhu cầu thực tế của các đơn vị, từ đó dẫn đến tình trạng xin bổ sung kinh phí hàng năm tăng cao và làm cho các đơn vị không chủ động được trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình..

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)