Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 42 - 46)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: http://quangbinh.gov.vn) Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2, dân số năm 2017 có 872.925 người.

- Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:

• Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc

• Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc

• Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông

34

• Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông.

85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC.

Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với

35

5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông ianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

Dân số và lao động: Dân số Quảng Bình năm 2017 có 872.925 người.

Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 80,42% sống ở vùng nông thôn và 19,58% sống ở thành thị.

Văn hoá và tiềm năng du lịch: Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng

36

Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

2.1.2. Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện:

• Thành phố Đồng Hới

• Thị xã Ba Đồn

• Huyện Lệ Thủy

• Huyện Quảng Ninh

• Huyện Bố Trạch

• Huyện Quảng Trạch

• Huyện Tuyên Hóa

• Huyện Minh Hóa

Hiện nay tại tỉnh Quảng Bình có 1.531 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn, trong đó có 212 cơ quan hành chính nhà nước, chiếm 13,8%. Do các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quan trọng trong quản lý, điều hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Với nguồn ngân sách còn khá hạn hẹp, để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhu cầu thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thì việc kiểm soát chặt chẽ các CQHCNN nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên là vấn đề cần thiết.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Quảng Bình đã bước đầu tạo dựng cho mình một vóc dáng đô thị đầy tiềm năng, với sự phát triển đồng bộ trên mọi lĩnh vực. Từ năm 2001 - 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,2%/năm, DP bình quân/người tăng trưởng bình quân 24%/năm, năm 2017 đạt: 42,16 triệu đồng/người.

37

Bước vào năm 2017, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội trong nước thuận lợi hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. thị trường thu hẹp, sức mua vẫn còn yếu, hậu quả nặng nề của thiên tai và ảnh hưởng của sự cố môi trường của công ty Formosa Hà Tĩnh làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong các lĩnh vực khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, dịch vụ. Nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm cao của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các tổ chức trong và ngoài nước; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 vẫn duy trì sự ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung đã làm cho một số chỉ tiêu có tăng trưởng năm 2017 nhưng chưa đạt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ đọng thuế còn lớn; các công trình trọng điểm còn thiếu vốn; cơ sở lưu trú, các dịch vụ giải trí còn thiếu, thời gian lưu trú thấp; các dự án đầu tư FDI vào tỉnh còn hạn chế; văn hóa, xã hội có chuyển biến nhưng còn chậm; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy, cờ bạc, số đề, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng còn diễn ra; giải quyết việc làm, đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp còn khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)