CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH
2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
HĐV là hoạt động cơ bản của NHTM, tạo cơ sở để triển khai các hoạt động kinh doanh khác. Kinh doanh trên địa bàn có tình hình kinh tế đạt mức trung bình so với GDP bình quân của cả nước, nguồn vốn “nhàn rỗi” không thực sự dồi dào nên Agribank Thái Bình luôn quan tâm đến HĐV và đạt được kết quả trong giai Phòng
Dịch vụ
&
Maketing
Phòng Kế toán
- Ngân quỹ
Phòng Kế hoạch nguồn vốn Các Phó giám đốc
05 Chi nhánh loại II GIÁM ĐỐC
Phòng tổng
hợp Phòng
Khách hàng
cá nhân
Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Phòng điện toán
Phòng Thanh toán quốc
tế
đoạn 2020-2022 như sau:
Biểu đồ 2. 1Tổng vốn huy động của Agribank Thái Bình (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank tỉnh Thái Bình 2020-2022)
Qua biểu đồ trên cho thấy “tổng vốn huy động của CN tăng liên tục qua các năm, năm 2021 VHĐ tăng mạnh so với năm 2020, mức tăng 1.647 tỷ VND (+11%), năm 2022 VHĐ tăng nhẹ so với năm 2021, mức tăng 1.610 tỷ VND (+9,8%)”
Chỉ tiêu Năm
2020
Năm 2021
Năm 2022
2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
1. Vốn huy động từ KHCN 14,566 16,120 17,691 1,554 10% 1,571 9,7%
2. Vốn huy động từ KHDN 0,140 0,233 0,272 0,093 66% 0,039 16,7%
14,706
16,353
17,963
2020 2021 2022
Tổng số vốn huy động (tỷ đồng)
Tổng vốn huy động 14,706 16,353 17,963 1,647 11% 1,610 9,8%
Bảng 2.1: Tình hình vốn huy động tại Agribank Thái Bình giai đoạn 2020-2022
Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động trong các năm qua của chi nhánh tăng tương đối ổn định, tăng trưởng đều qua các năm.
Trong các năm từ 2020 - 2022, Agribank Thái Bình đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm huy động vốn, mang tính đa dạng và phong phú hơn; đặc biệt đã triển khai tốt các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm an sinh xã hội. Trong huy động vốn đã thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, có tính cạnh tranh cao hơn và chủ động trong khuyến mãi dưới nhiều hình thức phù hợp với cơ chế thị trường.
Song song với những kết quả đạt được thì trong công tác huy động vốn tại Agribank Thái Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế sau:
- Công tác dự báo về biến động của thị trường đối với các yếu tố như lãi suất, các giải pháp chống giảm nguồn vốn và tăng trưởng chưa linh hoạt, phù hợp.
- Chính sách khuyến mãi và thực hiện khuyến mãi còn thiếu bài bản, công tác quảng bá tiếp thị và chính sách khách hàng vẫn còn thiếu và yếu bên cạnh sự năng động và linh hoạt trong chính sách của các NHTM cổ phần.
- Mặc dù đề cao công tác huy động nguồn vốn, thu hút, tìm kiếm khách hàng mới nhưng lại để ngỏ, chưa quan tâm đến chính sách khách hàng, đặc biệt là những khách hàng truyền thống, những khách hàng có số dư lớn.”
2.1.3.2. Tình hình cho vay
HĐV và sử dụng vốn là hai hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau do đó “trong hoạt động của NH, NH HĐV để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động của mình. HĐV sẽ là cơ sở cho các hoạt động sử dụng vốn của NH. Còn việc sử dụng vốn sẽ quyết định lợi nhuận, cũng như rủi ro mà NH có thể gặp phải trong hoạt
động của mình. Chính vì thế mà Agribank Thái Bình luôn không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, nợ xấu, nợ quá hạn thì luôn duy trì ở mức thấp nhằm đảm bảo hoạt động của chi nhánh. Cụ thể, tình hình dư nợ của chi nhánh như sau:
”
Biểu đồ 2. 2Tình hình tổng dư nợ tín dụng của Agribank Thái Bình (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Thái Bình 2020-2022)
Qua Biểu đồ 2.2 ta thấy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng khá tốt. Dư nợ cuối năm 2021 là 12.542 tỷ đồng tăng lên 1.951 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 18%) so với năm 2020. Cuối năm 2022, dư nợ của chi nhánh là 15.669 tỷ đồng tăng 3.127 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 25% so với năm 2021.
Kết quả dư nợ của CN đã phản ánh môi trường kinh doanh có diễn biến tích cực và sự cạnh tranh trong cho vay cũng như sự điều chỉnh cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của CN
Bảng 2. 2: Tình hình dư nợ tín dụng tại Agribank Thái Bình giai đoạn 2020-2022 theo đối tượng khách hàng
2020 2021 2022
10,591
12,542
15,669
Tổng dư nợ (Tỷ đồng)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
2021/2020 2022/2021 +/- % +/- %
1. Dư nợ KHCN
8,658
10,004 11,517
1,346 25,4
1,513 15
2. Dư nợ KHDN 1,933
2,538 4,152
605 31
1,614 63,5
Tổng dư nợ tín dụng 10,591 12,542 15.669 1,951 18 3,127 25
Theo đối tượng khách hàng: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm tỉ trọng lớn, từ 80% trở lên. Tỷ trọng này phản ánh đúng đặc thù cho vay của Agribank nói chung và Agribank Thái Bình nói riêng, đối tượng vay chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân, phục vụ nông nghiệp nông thôn và sản xuất nhỏ lẻ.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, Agribank Thái Bình đã nỗ lực hoàn thành vai trò của một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Bình trong giai đoạn 2020-2022 được thể hiện qua Bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.3Kết quả hoạt động KD Agribank CN Thái Bình giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2020 Năm
2021 Năm 2022
2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
Tổng thu nhập 1,653 1,678 1,763 25 1,5% 85 5%
Thu từ hoạt động tín dụng 1,583 1,608 1,678 25 1,5% 70 4%
Thu từ hoạt động dịch vụ 37 44 49 7 19% 5 11%
Thu khác 25 26 36 1 4% 10 38%
Tổng chi phí 1,343 1,282 1,364 -61 -4% 82 6%
Chi từ hoạt động KD 1,098 980 1,076 -118 -10,7% 96 9,7%
Chi dịch vụ và chi khác 253 302 288 49 19% -14 -4%
Chênh lệch thu nhập – chi
phí 324 396 420 72 22% 24 6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Thái Bình 2020-2022)
Những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, Agribank đã nỗ lực hoàn thành vai trò của một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc thù của ngành ngân hàng là hoạt động kinh doanh dựa trên lợi nhuận chủ yếu từ việc lấy tiền gửi của bên này và cho bên khác vay. Vì vậy, Agribank nói chung và Agribank Thái Bình nói riêng đều có khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập là từ hoạt động thu lãi cho vay và các hoạt động dịch vụ. Agribank Thái Bình đã tích cực chuyển đổi định hướng kinh doanh, cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng khoản thu từ dịch vụ, Chi nhánh đã hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu của trung ương giao. Bên cạnh đó, Agribank Thái Bình đã tích cực tăng trưởng dư nợ tín dụng kết hợp thực hiện công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng làm cho khoản thu nhập tăng lên trong các năm.
Bên cạnh đó dù phải chia sẻ thị phần với nhiều TCTD trên địa bàn song kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Bình vẫn tiếp tục phát triển tích cực, lợi nhuận tăng liên tục qua các năm: năm 2020 lợi nhuận trước thuế là 324 tỷ đồng, sang năm 2021 là 396 tỷ đồng, tăng 72 tỷ VND, tương ứng với tỷ lệ tăng 22% so
với năm 2020. Năm 2022 lợi nhuận trước thuế đạt 420 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6% so với năm 2021. Có được kết quả đó là nhờ năng lực điều hành của ban lãnh đạo Chi nhánh cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Agribank CN Thái Bình trong thời gian qua. Mặt khác, kết quả này cũng chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng được khách hàng ưa thích và sử dụng nhiều hơn, gia tăng thị phần của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI BÌNH
2.2.1. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Bình
Như đã trình bày ở trên,Agribank Thái Bình luôn chú trọng công tác huy động vốn và tăng trưởng dư nợ cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng.Nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm từ năm 2020 đến thời điểm hiện tại. Dư nợ thời điểm cuối năm 2022 là 15.699 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021.Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn, từ 80% trở lên.
Tỷ trọng này phản ánh đúng đặc thù cho vay của Agribank nói chung và Agribank Thái Bình nói riêng, đối tượng vay chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân, phục vụ nông nghiệp nông thôn và sản xuất nhỏ lẻ. Các sản phẩm cho vay khá đa dạng, bao gồm:
- Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình với mức cho vay tối đa 80% chi phí, thời gian vay vốn tối đa 60 tháng.
- Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng với mức cho vay tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà trong thời hạn cho vay không quá 05 năm.
- Cho vay mua phương tiện đi lại cá nhân: Là sản phẩm dành cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua ô tô, xe máy hay các loại phương tiện đi lại khác với mức cho vay không quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Là sản phẩm dành cho công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài theo quy định, áp dụng cho loại tiền vay VND, USD, EUR với mức cho vay tối đa 80% tổng chi phí hợp pháp trong hợp đồng trong thời gian cho vay tối đa không vượt thời hạn của hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài.
- Cho vay vốn sản xuất kinh doanh
+ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính) trong ngắn hạn với mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.
+ Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự
án áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ. Mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng nhu cầu vốn dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Là sản phẩm dành cho các khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố bao gồm sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do NHNo&PTNT Việt Nam phát hành, trái phiếu kho bạc Nhà nước… Mức vay được xác định dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế của tài sản cầm cố.
- Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn với hạn mức khách hàng được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Loại hình này áp dụng cho loại tiền vay VND và ngoại tệ trong thời gian cho vay tối đa 12 tháng, nợ gốc và lãi vốn vay thu tự động trên tài khoản tiền gửi.
Ngoài các sản phẩm trên tại Agribank Thái Bình còn có một số sản phẩm tín dụng khác như: Cho vay bù đắp tài chính, Sản phẩm cho vay CBCNV mua cổ phiếu phát hành lần đầu trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, Sản phẩm cho vay đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng Visa, thẻ ghi nợ nội địa...
Nhìn chung hệ thống các sản phẩm trên có thể thấy là khá đa dạng, cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự của các Ngân hàng khác trên thị trường
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Bình
Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Thái Bình trong giai đoạn 2020-2022 được thể hiện qua các chỉ tiêu, bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2. 4: Các chỉ tiêu dư nợ tại Agribank Thái Bình từ 2020-2022
Đơn vị tính: tỷ đồng, % Năm
Chỉ tiêu
2020 2021 2022
Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ 10,591 100% 12,542 100% 15,669 100%
Nợ nhóm 1 10,426 % 12,225 97,51% 15,359 98%
Nợ nhóm 2 104 1% 255 2% 225 1,4%
Nợ xấu (N3-N5) 61 0,58 % 61,8 0,49% 85 0,54%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Bình, giai đoạn 2020-2022)
Số liệu bảng 2.3 cho thấy: Hoạt động cho vay là hoạt động mà rủi ro tín dụng rất lớn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Thái Bình khống chế ở mức dưới 2%. Năm 2020 nợ quá hạn là 61 tỷ đồng, chiếm 0,58% dư nợ, năm 2021 là 61,8 tỷ đồng chiếm 0,49% dư nợ, đến năm 2022 là 85 tỷ đồng chiếm 0,54% dư nợ cả chi nhánh.
Số liệu bảng 2.3 cho thấy, giai đoạn 2020-2022 tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm qua của Agribank Thái Bình cũng khá thấp (< 2%), với tỷ lệ nợ xấu CN năm 2020 là 0,58%, năm 2021 là 0.49% và năm 2022 là 0,54% trong khi dư nợ liên tục tăng.
Tuy nhiên có thể thấy, số liệu trên cho ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Agribank Thái Bình qua 3 năm đều ở mức thấp, tỷ lệ này nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh, vì theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ xấu ở mức cho phép là không vượt quá 3%. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh luôn được Chi nhánh kiểm soát tốt. Để nâng cao chất lượng cho vay, nâng cao khả năng thu hồi nợ, Agribank Thái Bình thực hiện việc gửi tin nhắn nhắc nợ tự động đến khách hàng có khoản nợ gốc, lãi đến hạn trước 05 ngày đến hạn. Đồng thời, hàng ngày, cán bộ quản lý khoản vay sẽ lọc danh sách khách hàng có nợ đến hạn trả gốc, lãi, đặc biệt lưu ý đối với những khoản vay tiêu dùng, khoản vay trung dài hạn phân kỳ trả nợ gốc
vì những khoản vay này nếu không được cán bộ quản lý khoản vay sâu sát đôn đốc, để khoản vay phân kỳ quá hạn sẽ chuyển toàn bộ dư nợ chưa đến hạn sang nợ quá hạn, nợ xấu.
Trong quá trình hoạt động tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu là không thể loại trừ bởi tính đặc thù của hoạt động tín dụng. Nhưng trong mọi trường hợp, để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn phải thường xuyên duy trì ở mức thấp.
Bảng 2. 5. Dư quỹ Dự phòng rủi ro cho vay của Agribank Thái Bình từ 2020 đến 2022
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2020
Năm 2021
Năm 2022
2021/2020 2022/2021 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
DPRR cho vay 118 235 241 117 99,1 6 2,5%
Dư nợ 10,591 12,542 15,669 1,951 18,4% 3,127 25%
Tỷ lệ trích lập
DPRR(%) 1,1% 1,8% 1,5%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank Thái Bình)
“Cùng với sự tăng trưởng dư nợ cho vay thì số dư quỹ dự phòng rủi ro cũng tăng lên, từ 19.3 tỷ đồng năm 2020 đến 32.4 tỷ đồng vào năm 2022. Tỷ lệ trích lập dự phòng năm 2022 không tăng so với năm 2021 trong khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Mặc dù hầu hết các khoản vay tại chi nhánh đều có TSBĐ nhưng việc xử lý TSBĐ còn nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó Chi nhánh cần đánh giá và có giải pháp trích lập dự phòng rủi ro thận trọng hơn.
“Trải qua thời kỳ khó khăn, những năm gần đây Agribank Thái Bình đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu, đồng thời chuyển nhóm nợ theo đúng chất lượng tín dụng và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Từ năm 2020 đến năm 2022,
hoạt động của Chi nhánh có nhiều khởi sắc, lợi nhuận tăng trưởng nên có nguồn lực tài chính để trích dự phòng rủi ro. Hàng năm, Chi nhánh vẫn để lại một phần lợi nhuận để trích lập DPRR cho các khoản vay đã bán nợ VAMC, đến năm 2022, cộng với kết quả thu hồi nợ tốt và việc trích lập đủ DPRR cho các khoản vay, Chi nhánh đã tất toán toàn bộ các khoản nợ VAMC.