Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 108 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 108 KẾT LUẬN

Trường Đào tạo cán bộ của Agribank cần xây dựng các chương trình đạo tạo để bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ kinh nghiệm của nhân viên. Tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực ngành nghề. Mở rộng hơn các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, cho cán bộ đi đào tạo quốc tế để đáp ứng yêu cầu mới khi Ngân hàng hội nhập thế giới.

Đa dạng hoá nhiều sản phẩm liên quan đến huy động vốn, nắm bắt lãi suất thị trường để thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

Thường xuyên lấy ý kiến của các chi nhánh, đơn vị về hoạt động cho vay trong. Chỉnh sửa hoàn chỉnh các văn bản, quyết định liên quan đến hoạt động cho vay như quy định về bảo đảm tài sản tiền vay tại ngân hàng, quy chế cho vay,v.v...

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ định kỳ và đột xuất đối với các chuyên đề tập trung về các mảng tín dụng, kế toán…;

Cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh, tra cứu thông tin cũng như chuyển tải thông tin giao dịch với khách hàng.

Tích cự mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng để các chi nhánh có thể phát triển mở rộng dịch vụ và làm ưu thế để cạnh tranh với các đối thủ trên cùng địa bàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thái Bình, căn cứ vào thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Thái Bình đã được phân tích ở Chương 2, Chương 3 của luận văn đã đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị với hy vọng đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Thái Bình trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của để tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình, góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn giới thiệu tổng quan cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại, trong đó đề cập đến khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Đồng thời nêu được sự cần thiết, cơ cấu tổ chức, các chỉ tiêu đánh giá trong quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại.

Hai là, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình cụ thể như quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, các kết quả trong hoạt động kinh doanh chủ yếu; đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình giai đoạn 2020 đến hết năm 2022. Đồng thời, luận văn cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng, mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -

Chi nhánh Thái Bình, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình, mặt khác đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình.

Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và liên tục nhằm thực hiện được định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình trong xu thế cạnh tranh, hội nhập.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Huy Trung, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý giá để tôi hoàn thành luận văn này. Trên thực tế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những điểm còn hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn.

Xin trân trọng cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà (2014), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội.

4. Trần Huy Hoàng (2011), Quản Trị ngân hàng Thương Mại, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

5. Báoi cáoi tàii chínhi củai AgribankiChi nhánh tỉnh Thái Bình quaicác nămi(

2020, 2021, 2022)

6. Báoi cáoi thườngi niên,i báoi cáoi phâni loạii nợi nămi củai Agribanki Chi nhánh tỉnh Thái Bình i quai cáci nămi ( 2020, 2021, 2022)

7. Cáci báoi cáoi tổngi kếti củai Agribanki Chi nhánh tỉnh Thái Bình quai cáci nămi ( 2020, 2021, 2022)

8. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Lan, giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2014

9. Nghị Quyết số 42/2017/QH 14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về “Thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng”.

10. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

11. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

12. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Hồ Lê. 2019. Brands Việt Nam. Địa chỉ:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)