2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI BÌNH
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua Agribank Thái Bình đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong hoạt động quản lý rủ ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín
Dưới 10 ngày
Nhóm 5
KHOẢN VAY
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4 Tổ chức
khai thác Thanh lý
Biện pháp xử lý Chế độ kiểm tra
và phòng ngừa rủi ro
Dưới 30 ngày
Dưới 90 ngày
Dưới 180 ngày
Trên180 ngày Nợ
có vấn đề
dụng của Ngân hàng luôn được quán triệt. Do đó có thể thấy hoạt động quản lý rủ ro tín dụng của CN đạt một số kết quả đáng kể sau:
Một là: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn, thường xuyên cập nhật xây dựng chính sách phù hợp với tình hình hoạt động của Chi nhánh đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của mình.
Hai là: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được kiểm soát ở mức thấp hơn so với toàn ngành.
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Agribank Thái Bình luôn thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trung bình toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2020 là 0,58%, năm 2021 là 0,49%, năm 2022 là 0,54%. Đây có thể coi là một dấu hiệu rất quan trọng trong hoạt động hạn chế rủi ro của CN.
Có được kết quả trên là do hoạt động quản lý rủi ro của Agribank Thái Bình được coi trọng và thực hiện rất tốt trên tất cả các mặt, đặc biệt là công tác quản lý rủi ro tín dụng bằng cách tiến hành kiểm tra kiểm soát nội bộ do đó các sai phạm được khắc phục kịp thời. Các quy định, chính sách trong việc quản lý rủi ro tín dụng luôn được đổi mới phù hợp với thực tiễn hiện tại của Ngân hàng. CBTD tuân thủ nghiêm túc chính sách cho vay và quy trình tín dụng: thẩm định, đánh giá khách hàng và phương án vay vốn theo đúng quy trình, coi trọng khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho đến khi tất toán các khoản vay. Điều này thể hiện qua chất lượng nhân sự chuyên môn và kỹ năng của CBTD ngày càng được nâng cao.
Ba là: Thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên và liên tục.
Việc sử dụng biện pháp xử lý tài sản đảm bảo với các khoản vay có vấn đề thường xuyên, liên tục giúp Ngân hàng không những nắm bắt được tình hình thực tế về chất lượng tín dụng mà còn quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng, từ đó ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp phù hợp với từng khoản vay như điều chỉnh hạn mức cho vay phù hợp, sát sao thu hồi nợ từ tài sản đảm bảo khi rủi ro xảy ra.
Hàng tháng ngoài việc kiểm kê tài sản đảm bảo được thực hiện theo nguyên tắc, có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận chức năng: bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán, bộ phận quản lý tài sản đảm bảo.
Trước mắt, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo được tiến hành đối với các tài sản đảm bảo của các món nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 để làm cơ sở xác định đúng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ quá hạn.
Bốn là: Thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng
Ngân hàng thực hiện đúng những quy định chính sách cho vay như: cho điểm và xếp loại khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lượng về khách hàng. Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó có sự đánh giá chính xác hơn chất lượng của danh mục tín dụng sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro tín dụng.
Năm là: Xây dựng, hoàn thiện, tuân thủ quy trình xử lý rủi ro tín dụng.
Hệ thống quy trình nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng đã hoàn chỉnh và đồng bộ, như hoàn thiện bộ quy trình phê duyệt một giao dịch tín dụng, bộ quy trình xây dựng và phê duyệt hạn mức tín dụng tập trung, đồng bộ hóa hệ thống quy trình tín dụng từ đánh giá khách hàng, phê duyệt hạn mức, giải ngân cho khách hàng, theo dõi và quản trị rủi ro khách hàng đến cuối cùng là đóng hồ sơ khách hàng. Quy trình xử lý rủi ro tín dụng thực hiện theo bộ quy định chung của Agribank được thể hiện qua: quy trình thẩm định và cho vay, quy trình xử lý chứng từ, quy trình kiểm soát, quy trình thu hồi nợ, quy trình tất toán khoản vay, quy trình xử lý các khoản
nợ quá hạn, nợ xấu, quy trình chỉ đạo, quy trình phòng ngừa và xử lý rủi ro phát sinh. Các bộ phận (phòng tín dụng, phòng kiểm tra kiểm soát và các phòng ban khác liên quan) đã phối hợp thực hiện tốt công việc được giao. Tất cả các CBTD đều thực hiện tra cứu thông tin CIC để có cơ sở về tình trạng tín dụng của khách hàng.
Agribank Thái Bình đã xây dựng được hệ thống chấm điểm khách hàng, xếp hạng các doanh nghiệp, chấm điểm quy mô doanh nghiệp. Từ đó làm căn cứ cấp tín dụng và giám sát cho vay đối với doanh nghiệp.
Để đạt được những kết quả trên, Agribank Thái Bình đã không ngừng nghiên cứu học tập các giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng cũng như kinh nghiệm từ các tổ chức tín dụng trong nước, nước ngoài; thuê các công ty kiểm toán thực hiện đánh giá, phát triển cho mô hình quản trị rủi ro tín dụng của CN.
Ngoài ra Agribank Thái Bình đã nghiêm túc triển khai đầy đủ, kịp thời các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ và của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; Chủ động phối hợp với khách hàng rà soát, đánh giá khả năng trả nợ để điều chỉnh thời gian trả nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ cho khách hàng, miễn giảm lãi và điều chỉnh lãi suất hợp lý tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Agribank; đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo lãi suất của NHNN, của Agribank về giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay theo quy định từng thời kỳ; đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ đạo của Tổng giám đốc Agribank và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Chấp hành nghiêm quy trình, quy chế trong tổ chức điều hành thực hiện, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Những vướng mắc, kiến nghị của cơ sở được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, không gây ách tắc trong hoạt động.
Công tác chỉ đạo điều hành từ hội sở Agribank Thái Bình đến các Chi nhánh loại II nhìn chung thông suốt, đã bám sát tình hình thực tế để dự báo và điều hành các mục tiêu kinh doanh toàn tỉnh và từng Chi nhánh; giải quyết kịp thời các phát sinh trong kinh doanh; do vậy, mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, song Chi nhánh tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định, hoàn thành kế hoạch của các năm, bảo đảm được đời sống, thu nhập cho CBNV.