Điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Trang 34 - 44)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH

1.2. Lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính

1.2.4. Điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính

1.2.4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống

Để đảm bảo tính khả thi của việc tổ chức thực hiện pháp luật thì trước hết phải xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở xác định rõ các vấn đề của cuộc sống và các mục tiêu chính sách rõ ràng cần phải đạt đến. Xác định các mục tiêu của chính sách cũng chính là thiết lập các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về sau.

Qua đó, những hành vi của các chủ thể cần điều chỉnh sẽ được xác định với những định hướng cụ thể. Với mục tiêu điều chỉnh các hành vi, các quy phạm pháp luật phải xác định rõ các yếu tố của hành vi như: Ai? Thực hiện hành vi

gì? Thực hiện trong điều kiện nào? Đây chính là những thông tin cơ bản để bản thân các chủ thể có trách nhiệm thực hiện pháp luật nắm bắt để tổ chức thực hiện tốt trên thực tế của cuộc sống.

Mục đích của pháp luật là được ban hành để điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trong xã hội. Mong muốn của các nhà lập pháp là các khuôn mẫu hành vi đó sẽ được các đối tượng tuân thủ. Tuy nhiên, các yêu cầu đặt ra đối với hành vi cho dù có rất rõ ràng, thì trong nhiều trường hợp mong muốn đó vẫn chưa hẳn đã được đáp ứng. Về cơ bản, những định hướng hành vi có thể bị các đối tượng bị điều chỉnh bỏ qua nếu chúng không có những tác động tích cực và phù hợp đến xu hướng hành vi của họ. Chính vì vậy, để tránh tình trạng thiết kế những quy phạm không phù hợp, khó tổ chức thực hiện trên thực tế, khi thiết kế các quy phạm, các yếu tố tác động đến hành vi của các chủ thể rất cần được chú trọng.

1.2.4.2. Hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện phải được bảo đảm

Một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh ngoài việc quy định các yếu tố hành vi của chủ thể cần tác động, còn có một loạt các yếu tố khác liên quan trong đó bao gồm một cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực thi. Vai trò của cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật, hay chính xác hơn là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện là rất quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tượng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chưa cao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy vai trò của các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. Vấn đề cơ bản nhất cần lưu ý chính là yếu tố hành vi của các công chức, viên chức trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong những cơ quan này.

Hiện nay, các quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết tố cáo hành chính nói riêng thuộc về các cơ

quan hay nói cách khác là tư cách của tập thể. Tuy nhiên, về cơ bản việc vận hành của các tổ chức vẫn là do các thành viên đơn lẻ có ý thức và tư duy độc lập thực hiện. Hành vi chung của tổ chức chỉ có thể được định hướng trong khuôn khổ các quy định chung về hành vi được đặt ra đối với các thành viên đơn lẻ của tổ chức. Do đó, việc xem xét các trở ngại trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thường tập trung vào hai vấn đề chính: các công chức, viên chức của tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có tác động như thế nào đối với việc thực hiện pháp luật? Và tại sao các công chức, viên chức đó ứng xử theo hướng có vấn đề? Ở đây, các yếu tố tác động đến hành vi lại cần được sử dụng để xác định các phương án tối ưu tác động đến hành vi tổ chức thực hiện pháp luật. Trong các yếu tố này, những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các công chức, viên chức chính là: Quy trình, năng lực và lợi ích.

Việc xác định một quy trình làm việc không rõ ràng đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng việc tổ chức thực hiện công việc kém hiệu quả. Các công chức, viên chức trong chuỗi quy trình ra quyết định của tổ chức nếu không rõ mình phải làm gì, trong giai đoạn nào, các đầu vào, đầu ra đối với công việc của mình ra sao thì rõ ràng hiệu quả công việc sẽ không đảm bảo hoặc thậm chí, quy trình công việc không thể vận hành. Thực tế có nhiều trường hợp do thiếu các quy định hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiến hành công việc mà một số cơ quan nhà nước đã từ chối tiếp nhận việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Nội dung của các công việc cụ thể luôn đòi hỏi những người tổ chức thực hiện có năng lực tương ứng. Chính vì vậy, năng lực của các công chức, viên chức chịu trách nhiệm thực thi cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Nếu năng lực của các công chức, viên chức có trách nhiệm không đáp ứng theo đúng yêu cầu thì việc tổ chức thực hiện pháp luật rõ ràng bị ảnh hưởng. Do đó, ngay từ trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các nhà lập pháp phải làm rõ các yêu cầu đối với năng lực của đội ngũ công chức, viên

chức có trách nhiệm thực hiện pháp luật với các câu hỏi như: các công việc đòi hỏi mức độ chuyên môn như thế nào? Các công chức, viên chức hiện tại có chuyên môn đó hay không? Nếu chưa thì cần được hỗ trợ ở mức độ nào?

Một vấn đề khác liên quan rất lớn đến động lực tổ chức thực hiện công việc của các công chức, viên chức chính là lợi ích của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực hiện. Các vấn đề như: thực hiện tốt công việc thì công chức, viên chức có được đền bù xứng đáng hay không? Các công chức, viên chức có những động cơ riêng nào trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật hay không? Có bằng chứng cho thấy có sự xung đột về lợi ích nào không của cán bộ, công chức trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật đem lại?...

đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật.

1.2.4.3. Có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật chặt chẽ

Ở góc độ từng văn bản cụ thể, giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là công cụ để kiểm soát việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng trách nhiệm, tránh trường hợp chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ, và cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Thực tế cũng đã cho thấy có những bài học thành công trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nhờ thực hiện việc giám sát một cách chặt chẽ công tác tổ chức thực hiện pháp luật.

Ở góc độ vĩ mô, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật gắn liền với cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh của quyền lực nhà nước.

Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền được hiểu là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nước;

kiểm soát quá trình thông qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát những người thực thi quyền lực và có thể kiểm soát từ bên ngoài và bên trong nhà nước. Kiểm soát từ bên ngoài nhà nước là kiểm soát từ nhân dân và xã hội, kiểm soát từ bên trong là kiểm soát do chính Nhà nước thực hiện. Trong hệ thống đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật ở tầm vĩ mô của các cơ quan nhà nước sẽ được xác định rõ ràng. Và đây cũng chính là động lực chính trị cơ bản nhất để vận hành có hiệu quả hệ thống cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật.

1.2.4.4. Đảm bảo tính công khai và minh bạch

Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Đây cũng chính là yếu tố rất được coi trọng trong Nhà nước pháp quyền.

Đảm bảo công khai, minh bạch trước hết được thể hiện ở việc công khai các quy định về mặt nội dung, quy trình tổ chức thực hiện làm cơ sở để tăng cường sự hiểu biết của người dân đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của những chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật là điều kiện cơ bản nhất để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Ngược lại, việc tuyên truyền, thông tin đầy đủ về nội dung của các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện pháp luật là yếu tố tạo nên thành công trong việc tổ chức thực hiện một số văn bản luật.

Đảm bảo công khai, minh bạch tạo cơ hội cho các chủ thể trong xã hội được tham gia phản biện về nội dung của các quy định pháp luật cũng như cách thức tổ chức thực hiện các quy định đó. Tạo cơ hội để thu nhận các phản

biện sẽ giúp những cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phát hiện được những điểm bất cập trong quá trình thực hiện. Đó là những cơ sở quan trọng để điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật.

Tiểu kết chương 1

Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận, việc giải quyết tố cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từ đó tạo động lực cho sự phát triển.

Nội dung Chương này, tác giả luận văn đã nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về tố cáo hành chính, giải quyết tố cáo hành chính (đưa ra định nghĩa và xác định thẩm quyền, cơ chế, nội dung, nguyên tắc, quy trình giải quyết tố cáo hành chính) và những lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng tố cáo, giải quyết tố cáo và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ở Chương 2. Từ đó, đề xuất các giải pháp ở Chương 3 của luận văn này.

Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Giới thiệu chung về tình hình tỉnh Quảng Ngãi có liên quan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính

Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung với diện tích tự nhiên 5.152,49 km2.Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc – Nam trong khoảng 100km với chiều ngang theo hướng Đông – Tây hơn 60km, ứng với tọa độ địa lý từ 14032’ đến 15025’ vĩ tuyến Bắc và từ 108006’ tới 109004’

kinh tuyến Đông, có ranh giới hành chính phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung khoảng 60km; phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142km dựa lưng vào dãy Trường Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài 70km, phía Đông giáp biển với chiều dài khoảng 130 km, dân số gần 1,3 triệu người.

Về điều kiện tự nhiên, địa hình tỉnh Quảng Ngãi phân hóa theo chiều Đông – Tây và tạo thành vùng: vùng đồng bằng ven biển ở phía đông và vùng đồi núi rộng lớn chạy dọc phía tây với những đỉnh nhô cao trên 1.000m, đồi núi chiếm tới gần 2/3 lãnh thổ của Quảng Ngãi. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 4.522,25km2 (chiếm 87,77% diện tích đất tự nhiên); diện tích đất phi nông nghiệp 525,3km2 (chiếm 10,19% diện tích đất tự nhiên); diện tích đất chưa sử dụng 104,94km2 (chiếm 2,04% diện tích đất tự nhiên). Toàn tỉnh có 13 huyện và 01 thành phố; 166 xã, 09 phường và 09 thị trấn, được nêu trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số tỉnh Quảng Ngãi

STT Đơn vị

Hành chính

Diện tích tự nhiên (km2)

Đơn vị hành chính (xã,

phường, thị trấn)

Dân số trung bình (người)

1 TP. Quảng Ngãi 156,85 23 249.840

2 Huyện Bình Sơn 466,22 25 178.689

3 Huyện Sơn Tịnh 243,10 11 96.777

4 Huyện Tư Nghĩa 206,29 15 129.835

5 Huyện Nghĩa Hành 234,40 12 91.112

6 Huyện Mộ Đức 214,01 13 127.809

7 Huyện Đức Phổ 372,88 15 144.272

8 Huyện Trà Bồng 422,50 10 31.494

9 Huyện Tây Trà 338,46 9 18.818

10 Huyện Sơn Hà 752,11 14 70.933

11 Huyện Sơn Tây 381,49 9 18.621

12 Huyện Minh Long 217,23 5 16.779

13 Huyện Ba Tơ 1.137,56 20 53.370

14 Huyện Lý Sơn 10,40 3 19.295

Tổng cộng 5.152,49 184 1.247.644

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 của tỉnh Quảng Ngãi) Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có khu kinh tế Dung Quất. Với vị trí thuận lợi, Quảng Ngãi được chú trọng trong phát triển kinh tế xã hội của miền Trung- Tây Nguyên cũng như của đất nước.

Cơ cấu nền kinh tế thay đổi mạnh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân có tốc độ phát triển nhanh. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,

chỉ từ năm 2015 - 2017 đã có hơn 1.000 dự án, giá đất thị trường trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Nhu cầu sử dụng đất thì nhiều trong khi vốn đất đai có hạn cùng với việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh nên trong lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều vụ việc tố cáo. Bên cạnh đó, chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, chính sách xã hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát sinh dẫn đến việc công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ hay trong công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cùng với đó là công tác quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục có bước phát triển, an ninh chính trị được củng cố, tăng cường, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Chính quyền các cấp được kiện toàn, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên. Tình hình dân trí ở Quảng Ngãi ngày càng được chú trọng, việc người dân được tiếp cận với pháp luật cũng như các thông tin liên quan đến các lĩnh vực của đời sống góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về tố cáo hành chính ở Quảng Ngãi nói riêng. Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của tỉnh ngày càng biến chuyển đòi hỏi công tác tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước phải thay đổi theo để phù hợp và bắt kịp xu hướng. Qua việc nắm rõ tình hình vị trí địa lý cũng như đặc trưng của địa phương, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi tìm ra được các giải pháp tối ưu, phù hợp đối với từng địa bàn để triển khai công tác tổ chức thực hiện pháp luật, cụ thể như: đối với vùng núi, biển đảo sẽ bố trí nguồn lực cả về vật chất lẫn con người sao cho phù hợp với đặc điểm địa lý, dân số, từ đó có phương pháp thực hiện, đưa pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính đến với người dân, để họ thuận tiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)