Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Trang 56 - 61)

2.2. Tình hình tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban 03 văn bản quy phạm pháp luật1 và trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh ban hành 01 Nghị quyết2 góp phần hoàn thiện thể chế công tác tiếp công dân, liên quan đến công tác giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, đề kịp thời triển khai Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 01 chỉ thị và hàng trăm văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn

1 Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 ban hành Quy định về tiếp công dân, xử lý đơn gửi đến UBND tỉnh; Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 ban hành Quy định về thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh; Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 ban hành Quy chế phối hợp phòng ngừa và xử lý trường hợp đông người, có tính chất phức tạp, gay gắt

2 Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 29/9/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

tỉnh, trong đó luôn đề cao nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt pháp luật giải quyết tố cáo hành chính.

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố cũng đều ban hành đầy đủ quy định về tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình để tổ chức thực hiện đồng bộ.

2.3.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Tố cáo

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chủ trì, tổ chức hội nghị cấp tỉnh triển khai quán triệt Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, kết hợp phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 01/3/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện các biện pháp phòng ngừa phát sinh và giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, UBND đã ban hành hàng trăm văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với công tác giải quyết tố cáo hành chính, trong đó:

- Triển khai quán triệt và ban hành Kế hoạch số 874/KH-UBND ngày 17/3/2014 về việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1690/KH-UBND ngày 29/4/2014 triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo trên địa bàn;

- Tham mưu trình Ban Cán sự đảng UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 270-KH/BCS ngày 16/10/2014 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch thực hiện ở cấp mình, ngành mình.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tố cáo đã được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả: tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ chủ chốt của tỉnh, báo cáo viên cấp tỉnh, cán bộ chủ chốt và báo cáo viên pháp luật của các huyện, thành phố;...; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ gắn với tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác tiếp nhận xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, nhất là những người trực tiếp làm công tác này; tổ chức các hội nghị chuyên đề về tố cáo; chỉ đạo thành lập các tổ công tác về tuyên truyền trực tiếp cho người dân tại cơ sở; tuyên truyền, hướng dẫn cho chính quyền địa phương kết hợp với kiểm tra chấn chỉnh công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình; ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”...

Cụ thể trong 04 năm qua, đã có 1.972 tin, bài với thời lượng 12.176 phút và 745 chuyên mục với thời lượng 314.625 phút được đăng tải và phát để tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo; các cấp, ngành đã tổ chức 106 lớp/đợt bồi dưỡng, tập huấn cho 5.343 lượt cán bộ, công chức, người có trách nhiệm và 981 đợt tuyên truyền, phổ biến trực tiếp cho 85.016 lượt người dân ở cơ sở; biên soạn, cấp phát 16.763 tài liệu tuyên truyền đến các cấp, ngành và người dân ở cơ sở.

Qua kết quả tuyên truyền, nhận thức pháp luật tố cáo và ý thức trách nhiệm của nhiều công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn được nâng lên; tình trạng vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết, của công chức tiếp công dân, xử lý đơn có biểu hiện giảm dần qua từng năm, chất lượng giải quyết được nâng cao. Tuy nhiên, hiểu biết pháp luật, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công

chức trong việc giải quyết tố cáo của người dân chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn công việc; tình trạng vi phạm pháp luật trong tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết vẫn còn xảy ra.

Hiểu biết pháp luật về tố cáo nói chung của người dân và người tố cáo nói riêng cao hơn trước. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người dân không hiểu pháp luật hoặc cố tình không thực hiện đúng pháp luật, một số trường hợp có biểu hiện lợi dụng quyền tố cáo để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;

tình trạng phát sinh đơn đến các cơ quan hành chính trong khi vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật và hết thẩm quyền tăng lên.

2.3.1.3. Công tác tiếp công dân và việc tổ chức thực hiện các văn bản xử lý tố cáo có hiệu lực thi hành

Từ năm 2014 đến năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tập trung xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thực hiện đô thị hóa nên nhu cầu thu hồi đất để thực hiện các dự án rất lớn, tác động đến đời sống của không ít người dân.

Quảng Ngãi cũng là tỉnh có số lượng người thụ hưởng chính sách cho người có công và hỗ trợ an sinh xã hội nhiều, trong khi điều kiện mặt bằng chung về trình độ quản lý của chính quyền cấp xã, cấp huyện còn hạn chế, nên dễ có sai sót trong quá trình giải quyết những công việc liên quan đến người dân, dẫn đến tình hình tố cáo. Bên cạnh đó, quy hoạch và quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng, quản lý tài nguyên, khoáng sản, môi trường cũng còn những hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người dân. Những nhân tố trên làm cho tình hình công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước tố cáo trên địa bàn trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời nhiều giải pháp, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo nên tình hình cơ bản ổn định, kết quả tiếp công

dân, giải quyết tố cáo ngày càng tốt hơn, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.

Công tác tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính trong những năm qua đặc biệt là tổ chức thực hiện các kết luận và quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật được chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên.

2.3.1.4. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn tỉnh

Trong giai đoạn từ 2014 đến năm 2017, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã không ngừng nỗ lực trong việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác này để có những phương pháp hữu hiệu trên thực tiễn, cụ thể:

- Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính: Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội trên toàn tỉnh xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, nhìn nhận rõ nhiệm vụ trong thời gian tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.

Từ đó, đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng,

an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân;

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức.

- Bằng các hoạt động thực tiễn, chính quyền đã tổ chức cho các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật về tố cáo, nắm được các quy định về quy trình giải quyết tố cáo hành chính để từ đó thực hiện tốt quyền của mình. Bên cạnh việc các tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện pháp luật, có những quy định của pháp luật không thể đi vào đời sống nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước nói chung, chính quyền địa phương nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tố cáo hành chính Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)