CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
1.2.5. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân
Nói đến mở rộng, tức là nói đến sự tăng trưởng, mở rộng về quy mô, khối lượng và số lượng. Nói cách khác, mở rộng tức là sự tăng trưởng theo chiều ngang.
Theo cách hiểu này, mở rộng cho vay KHCN chính là sự đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô cho vay cũng như làm tăng tỷ trọng của cho vay KHCN trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại.
1.2.5.1. Khái quát về mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với KHCN a) Khái niệm về mở rộng quy mô tín dụng
Khi nói tới mở rộng quy mô (hay tăng quy mô) tín dụng là nói tới sự gia tăng về khối lượng tín dụng. Nhưng vấn đề đặt ra là ngân hàng cần phải làm gì để thực hiện việc mở rộng quy mô tín dụng đối với KHCN để đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng.
Mở rộng cho vay KHCN của NHTM là quá trình mà NH đặt mục tiêu ưu tiên là tăng quy mô cho vay KHCN, bảo đảm sự phù hợp về cơ cấu cho vay KHCN với nhu cầu của thị trường và năng lực đáp ứng của NH, qua đó tăng thu nhập của NH từ hoạt động cho vay KHCN trên cơ sở kiểm soát rủi ro và đảm bảo mức độ sinh lời tương ứng với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn.
Tăng trưởng quy mô cho vay KHCN thể hiện qua tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN là mục tiêu ưu tiên trong quan hệ đánh đổi giữa tăng trưởng, khả năng sinh lời và rủi ro. Khả năng sinh lời và mức độ kiểm soát rủi ro cần phải được đặt trong tương quan với mục tiêu mà NH hoạch định cho từng thời kỳ.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn là nhằm đến mục tiêu gia tăng khả năng sinh lời hay hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, tăng dư nợ cho vay KHCN cũng nhằm đạt đến mục tiêu là tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, kiểm soát chi phí cho hoạt động cho vay, qua đó tăng tăng tỷ suất sinh lời trên dư nợ cho vay.[10],[17]
Để đạt được các mục tiêu của mở rộng cho vay KHCN, các phương thức cơ bản mà NH có thể sử dụng bao gồm:
23
- Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN bằng các nỗ lực gia tăng thị phần cho vay thông qua các công cụ chính sách Marketing như:
+ Chính sách sản phẩm;
+ Chính sách lãi suất và phí;
+ Chính sách phân phối;
+ Chính sách xúc tiến Marketing;
+ Con người;
+ Bằng chứng vật chất;
+ Tiến trình.
- Đối mới cơ cấu cho vay KHCN một cách hợp lý phù hợp với những biến động trong nhu cầu của thị trường và năng lực đáp ứng của NH trong từng thời kỳ.
- Kiểm soát tốt rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay KHCN. Tuy nhiên, việc kiểm soát rủi ro phải được đặt trong quan hệvới mục tiêu cốt lõi là gia tăng dư nợ cho vay.
Việc mở rộng quy mô tín dụng đối với KHCN thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, Mở rộng quy mô tín dụng là thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng.
Khối lượng tín dụng cấp cho khách hàng là số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn, đáp ứng được hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc cấp tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi khối lượng tín dụng được cấp phát huy hiệu quả của nó. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có những đánh giá và tính toán hợp lý trước khi quyết định cho vay.
Việc mở rộng quy mô TDNH đối với KHCN còn được xác định trên cơ sở đa dạng hóa các lĩnh vực cấp tín dụng, đối tượng cấp tín dụng, loại hình cho vay,….
Thứ hai, Mở rộng quy mô tín dụng là sự đa dạng hóa các đối tượng khách hàng.Điều này có nghĩa là vốn không chỉ tập trung vào một thành phần kinh tế mà được san sẻ cho nhiều thành phần kinh tế khác. Đa dạng hóa đồng nghĩa với việc không bó hẹp trong phạm vi một đối tượng khách hàng hay một số ngành nghề kinh doanh nhất định mà ngân hàng có thể mở rộng quy mô tín dụng trên cơ sở thiết lập
24
mối quan hệ với nhiều ngành nghề, đối tượng hoạt động kinh doanh: nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải, dịch vụ, xây dựng...
Thứ ba, Mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.
Trên cơ sở thiết lập nhiều hình thức cho vay như: ngắn, trung, dài hạn hay cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, thấu chi, khách hàng dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện của mình.
Như vậy, đối với ngân hàng, để mở rộng quy mô tín dụng đối với KHCN cần phải: mở rộng mạng lưới cấp tín dụng trên cơ sở đó tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa đối tượng khách hàng; tăng tỷ trọng tín dụng đối với KHCN trong tổng dư nợ; tiến hành mở rộng thị phần cho vay đối với KHCN.
b) Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân
Đối với khách hàng
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, cùng với nó là sự cải thiện đáng kể trong mức sống của dân cư, thì nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hay vay vốn để tiêu dùng cá nhân của phần lớn bộ phận dân cư đang tăng lên rất nhiều với những hình thức tiêu dùng khác nhau. Thông qua nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, các ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân, giúp cho vay KHCN họ có vốn để làm ăn, được hưởng những tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho vay KHCN các trường hợp khi cá nhân có nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách.
Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng của đối tượng khách hàng cá nhân, các NHTM luôn tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó. Việc mở rộng cho vay KHCN sẽ giúp ngân hàng phục vụ tối đa cho khách hàng của mình.
Đối với các NHTM
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi. Để có thể đứng vững và tồn tại trong một môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt đòi hỏi mỗi NHTM phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, một mặt tận dụng các thời cơ, mặt khác phải tạo ra ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
25
Chính vì lý do trên, mỗi NHTM luôn tìm cách đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và cho vay KHCN được xác định là một trong những nghiệp vụ tạo ưu thế cạnh tranh cho ngân hàng.
Với phương châm hoạt động “khách hàng là thượng đế”, các NHTM luôn tìm mọi cách để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cũng như tăng cường các mối quan hệ với khách hàng. Điều này có thể được thực hiện một cách hiệu quả khi các NHTM mở rộng cho vay tiêu dùng, một thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng.
Một lý do nữa khiến cho việc mở rộng cho vay KHCN là cần thiết, đó là vì hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Để có thể giảm thiểu rủi ro, các NHTM luôn tìm mọi cách để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh cũng như đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Từ đó giúp cho ngân hàng tăng sức mạnh trong cạnh tranh. Cuối cùng, một điều dễ nhận thấy là cùng với việc mở rộng cho vay KHCN, các NHTM không chỉ tối đa hoá lợi ích của khách hàng mà còn giúp ngân hàng thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Đối với sự phát triển của nền kinh tế
Mở rộng cho vay KHCN không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Nếu cho vay KHCN được tài trợ cho những nhu cầu chi tiêu hàng hoá, dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng kích cầu, một mặt cải thiện đời sống dân cư, mặt khác tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hơn nữa, nó còn góp phần giảm chi phí giao dịch trong toàn xã hội. Đó là chưa kể đến việc dịch vụ này với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện môi trường tiêu dùng, xây dựng nền văn minh thanh toán, góp phần tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập với cộng đồng phát triển quốc tế. Lúc đó cho vay KHCN sẽ tăng trưởng theo.
Xuất phát từ những lý do trên, có thể thấy được rằng mở rộng cho vay KHCN là yêu cầu khách quan của nền kinh tế.
1.2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay KHCN của NHTM a) Nhóm chỉ tiêu định tính
- Đảm bảo nguyên tắc cho vay và điều kiện vay vốn: Để đánh giá chất lượng một khoản vay, trước hết cần xem xét khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay
26
không, sau đó có đảm bảo điều kiện vay vốn không. Đây là những nguyên tắc và điều kiện tối thiếu mà bất cứ một khoản vay nào cũng phải được bảo đảm.
- Số lượng khách hàng đi vay: Chỉ khi chất lượng cho vay của ngân hàng tốt và đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ thì mới có khả năng giữ chân được những khách hàng hiện tại và tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng, từ đó gia tăng tổng số lượng khách hàng đến vay ngân hàng.
- Uy tín của ngân hàng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.
Ngân hàng tồn tại được chính là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng.
- Thái độ phục vụ và thủ tục thực hiện: Thái độ phục vụ nhiệt tình, thủ tục tuân theo đúng quy định, quy chế của ngân hàng được cán bộ tín dụng làm nhanh chóng chính xác, an toàn cũng góp phần làm mở rộng hoạt độngcho vay KHCN.
- Quá trình thẩm định: Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định và theo dõi khoản vay. Quá trình thẩm định phải tuân theo nguyên tắc, các căn cứ và nội dung thẩm định của từng ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng là khoản vay đã được thẩm định và phải đảm bảo các bước của quá trình thẩm định.
b) Nhóm chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng Doanh số cho vay KHCN
- Doanh số cho vay KHCN: Là tổng số tiền ngân hàng cho vay nhằm mục đích tiêu dùng trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Nó thể hiện mức cho vay trong kỳ. Doanh số cho vay KHCN càng cao thì việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng càng tốt, quy mô cho vay càng lớn.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tuyệt đối Giá trị tăng trưởng
DS tuyệt đối = Doanh số
CVKHCN năm(t) - Doanh số
CVKHCN năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu.
27
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối Giá trị tăng trưởng
DS tương đối = Giá trị tăng trưởng DS tuyệt đối x 100 Tổng DS CVKHCN năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số CVKHCN năm t so với năm t-1.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng
Tỷ trọng = Tổng doanh số CVKHCN x 100
Tổng Doanh số hoạt động tín dụng
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVKHCN chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh số của toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ CVKHCN
Dư nợ CVKHCN: Là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Giá trị tăng trưởng dư
nợ tuyệt đối CVKHCN = Tổng dư nợ
CVKHCN năm (t) - Tổng dư nợ CVKHCN năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối Giá trị tăng trưởng
Dư nợ tương đối = Giá trị tăng trưởng Dư nợ tuyệt đối x 100 Tổng Dư nợ năm (t-1)
Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVKHCN năm t so với năm (t-1) về số tương đối là bao nhiêu.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng
Tỷ trọng = Tổng Dư nợ CVKHCN
X 100 Tổng Dư nợ hoạt động tín dụng
28
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời so sánh tỉ trọng này năm sau so với năm trước. Từ đó giúp cho ngân hàng có những định hướng cụ thể trong việc mở rộng CVKHCN.
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng số lượng khách hàng
- Số lượng khách hàng: Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. Trong hoạt động CVKHCN, số lượng khách hàng thể hiện ở số các khoản vay cá nhân mà ngân hàng cấp cho khách hàng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng
Mức tăng giảm = số lượng khách hàng năm t - số lượng khách hàng năm t-1 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng năm t tăng giảm bao nhiêu so với năm (t-1). Qua đó giúp cho việc đánh giá khả năng mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng loại hình CVKHCN
Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình CVKHCN tại ngân hàng, qua đó cho thấy khả năng mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động. Đây đồng thời cũng là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự đa dạng về đối tượng khách hàng đến thực thực hiện giao dịch CVKHCN tại ngân hàng.
Tỷ suất lợi nhuận CVKHCN
Tỷ suất lợi nhuận từ CVKHCN là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lợi nhuận từ CVKHCN so với tổng dư nợ CVKHCN ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận từ
CVKHCN = Lợi nhuận từ CVKHCN
x 100 Tổng Dư nợ CVKHCN
Ý nghĩa: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả CVKHCN. Chỉ tiêu này càng cao thì lợi nhuận từ CVKHCN đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng càng lớn và thể hiện hoạt động cho vay KHCN càng được mở rộng.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng, nên thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ cho vay KHCN không những đánh giá được hiệu
29
quả của hoạt động CVKHCN mà còn đánh giá được cả chất lượng của hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN
Tỷ lệ nợ xấu CVKHCN là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu CVKHCN so với tổng dư nợ CVKHCN ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ xấu CVKHCN = Nợ xấu CVKHCN
x 100 Tổng Dư nợ CVKHCN
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vayKHCN của ngân hàng. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có khả năng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Ngược lại, cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ.