Kinh nghiệm cho vay KHCN của các NHTM trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Kinh nghiệm cho vay KHCN của các NHTM trong và ngoài nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Malayxia

Các NHTM đều có quỹ dự phòng chung ít nhất 1%/tổng dư nợ. Ngoài ra còn có quỹ dự phòng đặc biệt cho các khoản nợ tổn thất và có nghi ngờ.

Nợ tổn thất là nợ không có khả năng thu hồi, số tiền này cần được xóa sổ hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng.

Nợ nghi ngờ là nợ được coi như không có khả năng thu hồi ví khó đánh giá số tiền mất nên đặt một tỷ lệ 50%.

Nợ kém tính chất: ngân hàng phải chú ý thu hồi bớt nợ, bổ sung thế chấp, nắm thông tin thường xuyên để có giải pháp thích hợp.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Xếp loại tài sản có thành 3 loại: tổn thất, kém tiêu chuẩn. Quỹ dự phòng được lập cho các khoản tín dụng bị xếp loại nghi ngờ ở mức tỷ lệ 50% và mất trắng ở mức 100%. Nợ kém tiêu chuẩn ngân hàng được quyền xử lý. Ngoài ra chú ý tới các khoản nợ cần lưu ý (những khoản nợ tốt hơn khoản nợ kém tiêu chuẩn) để sớm đưa ra giải pháp xử lý, đưa các khoản nợ này trở thành những khoản nợ bình thường.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Nga

Chia các khoản vay thành 5 nhóm rủi ro là: đạt tiêu chuẩn, chưa đạt tiêu chuẩn, nghi ngờ, nguy hiểm, khó đòi. Quỹ bù đắp rủi ro được tính từ chi phí và được ghi vào “các chi phí khác”. Quỹ này được điều chỉnh ít nhất một lần căn cứ vào số dư nợ thực tế và nhóm rủi ro của các khoản vay.

1.3.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam

35

Hiện tại, Ngân hàng Công thương Việt Nam có các mục gồm cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đặc thù. Với các sản phẩm cho vay đa dạng này cùng với việc áp dụng các điều kiện cho vay nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chọn lọc khách hàng thuộc đối tượng và ngành hàng chiến lược, áp dụng lãi suất linh hoạt từng thời kì, thủ tục cho vay đơn giản song có sự xem xét, đánh giá kĩ lưỡng khách hàng đã giúp Ngân hàng Công thương Việt Nam giành được những thành tựu quan trọng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân: Thu từ hoạt động cho vay khách hàng các nhân gia tăng cả về tỷ trọng lẫn số lượng. Tuy vậy, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công thương Việt Nam còn nhiều hạn chế: Các sản phẩm của Ngân hàng chưa có những đặc trưng nổi bật tạo thế mạnh cạnh tranh so với các Ngân hàng khác, yêu cầu khá khắt khe về tài sản đảm bảo, chưa thu hút được số lượng đông đảo khách hàng. Xuất phát của hạn chế đó do các nguyên nhân chủ yếu sau: Chất lượng hoạt động Marketing chưa cao, chưa thực sự chú tâm tới thu hút khách hàng cá nhân; quy trình thủ tục cho vay đối với khách hàng cá nhân chưa thuận tiện; sự phối kết hợp các hoạt động giữa các phòng ban chưa tốt và cuối cùng cơ sở vật chất hạ tầng chưa thực sự tạo sự thoải mái cho khách hàng trong giao dịch.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Đông Nam Á

Ngân hàng Đông Nam Á là một trong những Ngân hàng thương mại có đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta. SeABank đang phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Trong chiến lược phát triển Ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhânvà đồng thời phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn. Trong nhiều năm trở lại đây, từ chỗ chỉ đơn thuần là huy động vốn – cho vay, đến nay Ngân hàng đã có thể cung cấp tất cả các dịch vụ Ngân hàng đang có tại Việt Nam. Các sản phẩm tín dụng ngày càng được đa dạng và chuyên môn hóa cao; thủ tục cho vay tương đối đơn giản, nhanh chóng với mức lãi suất linh hoat, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng đang cung cấp cho thị trường tính dụng cá nhân bộ sản phẩm khá phong phú. Trong suốt quá trình hoạt động Ngân hàng luôn tuân thủ tuyệt

36

đối các Quy định về hoạt động tín dụng của NHNN và các Quy chế của Ngân hàng về cho vay và đảm bảo tiền vay. Công tác phân loại và đánh giá khác hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng để kiểm soát chất lượng tín dụng cũng được tăng cường và hiện đại hóa. Hệ thống xếp hàng tín dụng đã được triển khai áp dụng nhằm chuẩn hóa việc phân loại, xếp hạng khách hàng, quản lý chất lượng, dự báo rủi ro. Để đạt được những thành quả quan trọng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng Đông Nam Á đã tổ chức thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Áp dụng lãi suất linh hoạt: Lãi suất dao động từ 10-12%/năm. Đặc biệt cho vay cầm cố (khách hàng có sổ tiết kiệm tại ngân hàng) lãi suất bằng với lãi suất ghi trên sổ cộng với biên độ 1%. Đây là mức lãi suất cho vay tiêu dùng thấp nhất trên thị trường tính đến thời điểm này.

Ngoài việc ưu đãi lãi suất đối với tất cả các khoản vay tiêu dùng của khách hàng, ngân hàng còn giảm 1% lãi suất so với lãi suất cho vay tiêu dùng thông thường đối với các khách hàng cá nhân là những cán bộ quản lý, chủ chốt tại các đơn vị, doanh nghiệp có thực hiện thanh toán trả lương qua tài khoản tại ngân hàng.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietcombank chi nhánh Quảng Bình - Vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với NHTM. Các NHTM từng hoạt động tín dụng phải chú trọng tăng cường công tác thu thập thông tin, sàng lọc những thông tin tin cậy để có những quyết định vay đúng đắn, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức xã hội cho cán bộ công nhân viên.

- Áp dụng dần khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào dịch vụ ngân hàng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ.

37 Chương 2

THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)