CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Quảng Bình
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, có trụ sở đặt tại 03 Lý Thường Kiệt – Đồng Hới – Quảng Bình, có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số: số 0100112437038 cơ quan cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Bình, cấp lần đầu ngày 19/6/2008, đăng ký thay đổi lần 8 ngày 04/10/2016.
Chính thức có mặt trên địa bàn Quảng Bình từ năm 2001 khi là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Huế, sau 5 năm hoạt động, vào tháng 11/2006 Chi nhánh được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 theo Quyết định số 812/QĐ–NHNT.TCCB-ĐT ngày 31/10/2006 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với những kết quả đạt được trên, trong những năm qua, tập thể Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình đã được các cấp ngành địa phương, ngân hàng nhà nước đánh giá cao.Vị thế, thương hiệu, uy tín của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình ngày càng được khẳng định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong 3 năm liên tiếp, Chi nhánh được công nhận là Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, đơn vị
38
văn hoá cấp thành phố và Danh hiệu cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Danh hiệu cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 7 năm liền tổ chức cơ sở Đảng được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, Công đoàn nhận danh hiệu công đoàn vững mạnh xuất sắc, Đoàn thanh niên nhận danh hiệu chi đoàn vững mạnh xuất sắc… Những danh hiệu và kết quả đạt được này là minh chứng rõ rệt cho sự phát trển đi lên của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình do Tổng Giám đốc VCB ký quyết định hoặc do Giám đốc chi nhánh sắp xếp bố trí trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung và thống nhất tại Trụ sở theo sơ đồ sau:
39
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình và các Phòng Giao dịch trực thuộc
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự -Vietcombank Quảng Bình) 2.1.2.2. Phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc cụ thể như sau:
* Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo toàn bộ hoạt động của toàn Chi nhánh, chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động kinh doanh.
- Trực tiếp phụ trách Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng hành chính nhân sự; Thi đua, Khen thưởng, trưởng ban xử lý nợ, bộ phận kế toán chi tiêu nội bộ, Kiểm tra kiểm soát nội bộ phòng kế toán.
* Phó Giám đốc (1):
- Trực tiếp phụ trách Phòng Ngân Quỹ, Phòng Giao dịch Lệ Thủy, Phòng kế
CÁC PGD PHÒNG
KHBL PHÒNG
KH DN GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC (1)
PHÒNG
DVKH PHÒNG TOÁN KẾ
PHÒNG NGÂN QUỸ TỔ KTGSTT
PHÒNG HCNS NHÂN
SỰ HÀNH
CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC (2)
40 toán, Phòng Giao dịch Đồng Hới.
* Phó Giám đốc (2):
- Trực tiếp phụ trách Phòng Khách hàng bán lẻ; Phòng Giao dịch Quảng Trạch. Phòng Thanh toán và Kinh doanh dịch vụ.
* Các Phòng ban:
- Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp - Phòng Khách hàng Bán lẻ
- Phòng Kế toán
- Phòng Dịch vụ Khách hàng - Phòng Ngân quỹ
- Phòng HCNS
- Các Phòng giao dịch - Tổ KTGSTT.
Nguồn nhân lực tại Chi nhánh
Đến thời điểm 31/12/2017, tổng số cán bộ của Chi nhánh là 90 người, độ tuổi bình quân: 31 tuổi; trình độ học vấn: 10% (09 người) trên đại học ; 77,5 % (69 người) đại học và 12,5 % (11 người) cao đẳng, trung cấp; Số cán bộ có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên trong ngành ngân hàng là 76 người. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Quảng Bình đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có kiến thức và kinh nghiệm thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi và nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại.
2.1.2.3. Tình hình tài sản nguồn vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
Tình hình tài sản:
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm cả về tỉ trọng lẫn giá trị. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 281 tỷ đồng tương ứng tăng 17,573%; năm 2017 so với năm 2016 tăng 648 tỷ đồng hay tăng
41
34,468%, điều này minh chứng cho những thành tích mà chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là tăng trưởng quan hệ tín dụng với khách hàng. Cụ thể, trong tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán thì khoản mục quan hệ tín dụng với khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có biến động tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2016 so với năm 2015 là tăng 266 tỷ đồng hay tăng 18,232%, và trong năm 2017 so với năm 2016 tăng 653 tỷ đồng tương ứng tăng 37,855%. Điều này là cơ sở để khẳng định đơn vị đã thực hiện các chính sách nhằm tăng trưởng tín dụng tốt và đều qua các năm, tỷ trọng tài sản ở Chi nhánh Vietcombank Quảng Bình chủ yếu là thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Khoản mục tiền mặt tăng trưởng đều qua các các năm và giá trị biến động mạnh trong năm 2017, điều này cũng hợp lý do đây là các khoản mục có tính sinh lời thấp, tùy theo nhu cầu sử dụng tiền mặt tại đơn vị mà lượng tiền mặt được điều chuyển từ Hội sở về Chi nhánh và chỉ tiêu này có sự biến động tăng qua thời gian. Khoản mục tài sản cố định (TSCĐ) tăng mạnh trong năm 2016 nhưng qua năm 2017 khoản mục này có sự biến động giảm nhẹ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 115,4% qua 2 năm, điều này cũng hợp lý vì những năm này, chi nhánh tiến hành các hoạt động đầu tư vào TSCĐ. Giá trị tài sản có khác có những biến động giảm mạnh vào năm 2017, cụ thể năm 2016 so với năm 2015 giảm 55 tỷ đồng tương ứng giảm 63,95%, trong năm 2017 so với năm 2016 tài sản có khác giảm 11 tỷ đồng hay giảm 35.48%, do đó tốc độ tăng trưởng bình quân ở khoản mục này giảm mạnh 49.72%.
Sở dĩ có sự giảm về tài sản có khác như vậy là do các khoản phải thu từ khách hàng và các khoản phải thu nội bộ có biến động giảm.
42
Bảng 2.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm So sánh TĐTG
BQ/năm (%)
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
GT % GT % GT % +/- % +/- %
TÀI SẢN 1.599 100 1.880 100 2.528 100 281 17,573 648 34,468 26,02
Tiền mặt 25 1,56 26 1,38 39 1,54 1 4 13 50 27
Tài sản cố định 29 1,81 98 5,21 91 3,6 69 237,93 -7 -7,143 115,40
Quan hệ tín dụng với KH 1.459 91,33 1.725 91,75 2.378 94,06 266 18,232 653 37,855 28,05 Tài sản có khác (các khoản phải
thu từ KH) 86 5,3 31 1,66 20 0,8 -55 -63,95 -11 -35,48 (49,72)
NGUỒN VỐN 1.599 100 1.880 100 2.528 100 281 17,573 648 34,468 26,02 Tiền gửi các TCTD và cá nhân 1.265 79,11 1.483 78,88 1.631 64,51 218 17,233 148 9,9798 13,61
Vốn và các quĩ 32 2,01 41 2,18 10 0,4 9 28,125 -31 -75,61 (23,74)
Nguốn vốn khác 302 0,188 532 0.0 975 0.0 230 76,15 443 83 83,52
(Nguồn: Phòng kế toánVietcombank Quảng Bình)
43 Tình hình nguồn vốn:
Nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng theo chiều hướng tốt đã phần nào làm tăng uy tín cũng như chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhờ vào sự lãnh đạo của cấp trên và nỗ lực của đội ngũ nhân viên nên chi nhánh đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi của khách hàng, đảm bảo an toàn và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Trong tổng nguồn vốn thì khoản mục tiền gửi của các Tổ chức và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2015 là 1.265 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 79.11%, năm 2016 là 1.483 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,88%, năm 2017 là 1.631 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 64.51%, và khoản mục này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2016 so với năm 2015 tăng 218 tỷ đồng hay tăng 17,23%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 148 tỷ đồng hay tăng 9,98%. Tốc độ tăng bình quân qua 2 năm là 13,61%. Số liệu trên cho ta thấy rằng qua 3 năm, nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng trưởng tốt và ở mức tăng ổn định.
Trong nguồn vốn còn lại của Chi nhánh, vốn và các quỹ cũng như nguồn vốn khác tại Chi nhánh là thấp, chiếm tỷ trọng không lớn trên tổng nguồn vốn.
Qua những số liệu thực tế ta thấy rằng Vietcombank Quảng Bình đã tạo được uy tín ở người dân làm cho thói quen cất trữ tiền mặt ở nhà giảm dần, thay vào đó mọi người gửi tiền vào các NHTM làm cho công tác huy động vốn trong dân cư dần tăng lên. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tích cực vận động và thu hút tiền gửi của các đơn vị, tổ chức thông qua các kênh như nộp thuế điện tử, thanh toán tiền điện, nước... cùng với việc nâng cao thái độ, tác phong, chất lượng phục vụ của đội ngũ CBCNV nên mặc dù lãi suất huy động của CN luôn thấp trên thị trường nhưng tiền gửi cá nhân tại chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định cao qua các năm, từ đó tạo nguồn vốn tốt cho hoạt động kinh doanh tại đơn vị.
2.1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Bình
Với sự nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên cũng như với lòng tin của khách hàng đối với Vietcombank Quảng Bình, Chi nhánh hoạt động ngày càng sôi nổi, luôn cố gắng thực hiện tốt công tác cho vay và huy động vốn, không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ... Đơn vị đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, đóng góp cho sự phát triển chung của Ngân hàng Vietcombank Việt Nam.
44
Hoạt động huy động vốn
Muốn cho vay KHCN thì các Ngân hàng phải có vốn để cho vay. Đây là vấn đề luôn gắn liền với sự tồn tại của Ngân hàng, một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng phải có chính sách huy động vốn và vận dụng vốn huy động để đầu tư sao cho vay KHCN có hiệu quả.
Ngân hàng Vietcombank Quảng Bình là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TPCP Ngoại Thương Việt Nam nên chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng TPCP Ngoại Thương Việt Nam và nguồn vốn tự huy động vốn để hoạt động.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Quảng Bình phát triển tốt, đời sống của người dân được nâng cao, các khu công nghiệp được mở rộng, người dân nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng nên nguồn vốn trong những năm gần đây liên tục tăng cao. Hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư cũng vì vậy mà gặp nhiều thuận lợi.
Cụ thể tình hình huy động vốn của Ngân hàng Vietcombank Quảng Bình trong 3 năm 2015-2017 như sau:
45
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
(Đvt: Tỷ đồng)
CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 TĐTG
BQ/năm(%)
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Nguồn vốn huy động 1.315 100 1.537 100 1.632 100 222 16,88 95 6,18 11,53 Theo loại tiền 1.315 100 1.537 100 1.632 100 222 16,88 95 6,18 11,53 - VND 1.199,9 91,25 1.375 89,46 1.438 88,11 175,1 14,59 63 4,58 9,59 - Ngoại tệ ( qui ra VND ) 115,1 8,75 162 10,54 194 11,89 46,9 40,75 32 19,75 30,25 Theo tính chất tiền gửi 1.315 100 1.537 100 1.632 100 222 16,88 95 6,18 11,53 -Tổ chức 320,6 24,38 312,7 20,34 316 19,37 (7,9) (2,46) 3,3 1,06 (0,70) - Tiền gửi dân cư 994,4 75,62 1.224,3 79,65 1.316 80,63 229,9 23,12 91,7 7,49 15,30 Theo kỳ hạn 1.315 100 1.537 100 1.632 100 222 16,88 95 6,18 11,53 - KKH 293,1 22,29 362,3 23,57 296 18,14 69,2 23,61 (66,3) (18,30) 2,65 - CKH 971,9 87,40 1.174,7 76,43 1.336 81,86 202,8 20,87 161,3 13,73 17,30
(Nguồn: Phòng kế toán - Vietcombank Quảng Bình)
46
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, song hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Bình vẫn tiếp tục phát triển ổn định, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, tích cực huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển đặc biệt của tỉnh Quảng Bình.
Triển khai kịp thời, công bố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sản phẩm huy động vốn theo quy định của Vietcombank về lãi suất, hình thức huy động…Giao chỉ tiêu huy động vốn đến các phòng giao dịch trực thuộc và theo dõi đôn đốc thực hiện, thường xuyên có phát động các phong trào thi đua khen thưởng huy động vốn đến từng cá nhân, phòng tổ. Thực hiện triển khai các chương trình khuyến mại, tổ chức họp mặt, tặng quà tri ân chăm sóc các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khách hàng tiềm năng. Triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng của Ngân hàng Vietcombank Việt Nam để cạnh tranh và giữ vững nguồn tiền gửi dân cư tại Chi nhánh.
Kết quả đạt được qua 3 năm từ 2015 đến 2017, công tác huy động vốn rất khả quan.
Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy được vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều tăng trưởng tốt về số dư. Vốn huy động năm 2016 so với năm 2015 tăng 222 tỷ đồng (tương đương 16,88%), vốn huy động năm 2017 so với năm 2016 tăng 95 tỷ đồng (tương đương 6,18%). Trong đó vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tăng đáng kể đó cũng là một sự nỗ lực lớn của toàn bộ cán bộ và nhân viên của chi nhánhVietcombank Quảng Bình trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Từ đó cho ta thấy được rằng Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn. Chính sách huy động vốn của Ngân hàng thực sự tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Ngân hàng đã giảm được một khoản chi phí khá cao khi không dựa vào vốn vay của Ngân hàng cấp trên để hoạt động.
Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động tại Vietcombank Quảng Bình chủ yếu là nguồn vốn nội tệ, qua các năm nguồn vốn huy động bằng VNĐ luôn đạt xấp xỉ 89% trở lên. Cụ thể, năm 2015 đạt 1.199,9 tỷ đồng chiếm 91,25% trong tổng nguồn vốn tại đơn vị. Con số này tăng lên 1.375 tỷ đồng vào năm 2016 và đạt 1.438 tỷ đồng chiểm tỷ trọng 88,11% vào năm 2017. Ngược lại với nguồn huy động nội tệ thì nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp, không đáng kể.
47
Trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng nguồn vốn dân cư từ năm 2015 đến 2017 chiếm tỷ trọng trên 75%, tốc độ tăng bình quân qua 2 năm là 15,30%.
Về phân theo kỳ hạn, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu từ có kì hạn (CKH). Năm 2015, nguồn huy động có kì hạn là 971,9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 87,4%, năm 2016 là 1.174,7 tỷ đồng tương đương 76,43%, trong năm 2017 nguồn vốn có kì hạn tiếp tục tăng so với năm 2016 lên đến 13,73%. Nguồn vốn có kì hạn là một thuận lợi cho Chi nhánh đầu tư mở rộng vào các gói tín dụng trung dài hạn, đồng thời quản lý tốt được dòng tiền từ các khách hàng. Đây chính là dấu hiện chứng tỏ công tác huy động vốn được chi nhánh thực hiện tốt.
Hoạt động cho vay vốn
Tại Vietcombank Quảng Bình, hoạt động tín dụng luôn được chú trọng hàng đầu vì đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho đơn vị. Tổng dư nợ phản ánh lượng vốn Ngân hàng đã giải ngân mà khách hàng chưa trả nợ trong một thời gian lựa chọn (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối. Dư nợ tăng, mà trong đó tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng lập kế hoạch tăng trưởng dư nợ còn phải căn cứ vào nguồn vốn huy động của mình. Thông thường khi nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại.
Trong những năm gần đây, tình hình cho vay của Vietcombank Quảng Bình nói riêng và các ngân hàng khác trên địa bàn nói chung đều chịu ảnh hưởng khá lớn từ sự suy thoái kinh tế và sự đình trệ trong sản xuất kinh doanh. Là Chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chưa được mở rộng đầu tư phát triển các khu công nghiệp, và số lượng doanh nghiệp so với các tỉnh khu vực miền Trung khác không nhiều, doanh nghiệp làm ăn lớn và hiệu quả càng ít. Vì vậy chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đặt ra hàng năm phải nổ lực lớn mới hoàn thành tốt được. Tuy gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động tín dụng từ năm 2015 đến năm 2017 đã đạt được những thành quả tốt.
48
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 TĐTG
BQ/năm(%)
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Dư nợ 1.481 100 1.747 100 2.444 100 266 17,96 697 39,90 28,93
I. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 879 59,35 1.018 58,27 1.174 48,04 139 15,81 156 15,32 15,57 - Trung dài hạn 602 40,65 727 41,73 1.270 51,96 125 20,76 543 74,69 47,73 II. Theo ngành kinh tế
Nông lâm thuỷ sản 1.157 78,12 1.254 71,78 1.764 72,18 97 8,38 510 40,67 24,53 Kinh doanh dịch vụ,
vay khác… 324 21,88 493 28,22 680 27,82 169 52,16 187 37,93 45,05
III. Theo loại khách hàng
Cá nhân 453 30,59 657 37,6 957 39,16 204 45,03 300 45,66 45,35
Doanh nghiệp 1.028 69,41 1.090 62,4 1.487 60,84 62 6,03 397 36,42 21,23 (Nguồn: Phòng Khách hàng bán lẻ -Vietcombank Quảng Bình)
49
Tiếp tục tăng trưởng dư nợ trên cơ sở an toàn và hiệu quả, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chọn lọc các dự án có hiệu quả để mở rộng kinh doanh. Áp dụng các hình thức cho vay, trả nợ thông qua thẻ đồng thời thực hiện tốt Chính sách của Đảng và Nhà nước, tập trung cho vay khách hàng cá nhân như cho hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng…
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy hoạt động tín dụng của Vietcombank Quảng Bình ngày càng khả quan, từ năm 2015 đến năm 2017, dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm của dư nợ tăng 28,93%.
Năm 2015 dư nợ tại Chi nhánh đạt 1.481 tỷ đồng, năm 2016 con số này tăng lên 1.747 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,96%, năm 2017 dư nợ đạt 2.444 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,9%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn tại đơn vị, tuy nhiên vào năm 2017, dư nợ ngắn hạn chỉ đạt là 1.174 tỷ đồng, chiếm 48,04%
trên tổng dư nợ của đơn vị. Trong năm 2017, tín dụng trung dài hạn tăng trưởng trở lại là do Chi nhánh áp dụng các gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ như cho vay theo Nghị định 55, Nghị định 67, quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ về giảm tổn thất trong nông nghiệp…Dư nợ tại Chi nhánh tăng lên chủ yếu tập trung ở dư nợ trung dài hạn. Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng chậm, năm 2015 dư nợ ngắn hạn là 879 tỷ đồng, chiếm 59.35% dư nợ, năm 2016 con số này tăng lên 1.018 tỷ đồng chiếm 58,27%. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn tăng nhẹ 139 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng dư nợ đạt 48,04%, tăng 15,32% so với năm 2016. Điều này cho thấy nguồn vốn tập trung nhiều vào trung dài hạn, tập trung vào cho vay các dự án nông nghiệp nông thôn, cho vay tiêu dùng…Vốn vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngắn hạn chiếm tỷ trọng không cao.
Dư nợ xét theo ngành kinh tế qua 3 năm cũng có nhiều biến động, tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh dịch vụ và các ngành khác dần tăng qua các năm thay dần cho hoạt động đầu tư vào ngành nông lâm thủy sản, điều này cũng phù hợp với hướng dịch chuyển ngành nghề kinh tế của tỉnh Quảng Bình nói riêng và của đất nước nói chung.