CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN
a) Tình hình kinh tế vĩ mô
Tình trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến quá trình mở rộng tín dụng của các NHTM. Các nhân tố cơ bản thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng tín dụng của ngân hàng bao gồm:
+ Tổng sản lượng của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng.
+ Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh (giai đoạn tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế theo chu kỳ)
+ Tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế + Cán cân thanh toán quốc tế + Tỷ giá
+ Lãi suất
+ Ảnh hưởng của các chính sách can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế, bao
30
gồm chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách về cơ cấu kinh tế; chính sách kinh tế vùng,...trong đó hai chính sách điều tiết có tác động lớn nhất đến chiến lược và kết quảcủa mở rộng cho vay KHCN của các ngân hàng thương mại là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Tác động của những nhân tố trên đến hoạt động mở rộng cho vay KHCN là khá đa dạng. Chẳng hạn, tăng trưởng cho vay KHCN sẽ tương quan thuận với tăng trưởng GDP. Trong thời kỳ tăng trưởng của chu kỳ kinh doanh, khả năng tăng trưởng cho vay KHCN sẽ dễ dàng hơn trong thời kỳ suy thoái. Lạm phát cũng có tác động lớn đến quy mô tín dụng. Đặc biệt, trong điều kiện lạm phát cao, các chính sách điều tiết vĩ mô thường hướng đến định hướng thắt chật. Điều này dễ dẫn đến thu hẹp mức tăng trưởng cho vay KHCN.
b) Môi trường chính trị- xã hội
Sự ổn định về chính trị- xã hội tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư và tiêu dùng và qua đó thúc đẩy hoặc hạn chế mở rộng quy mô cho vay KHCN của NH.
Mặt khác, tình hình ổn định vềchính trị- xã hội là một nhân tốvĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.
c) Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm các quy định về pháp lý thiết lập nên một khuôn khổ cho toàn bộ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại trước, trong và sau quá trình giải ngân cho khách hàng. Một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, nhất quán và đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động cho vay KHCN phát triển. Ngược lại, sự thiếu các quy định pháp lý, hoặc các quy định pháp lý chồng chéo, thiếu rõ ràng, thiếu nhất quán sẽ là một cản trở lớn cho việc phát triển các hoạt động cho vay KHCN của NHTM. [7, 12]
d) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn hoạt động của NHTM
Điều kiện tự nhiên của địa bàn hoạt động, tức là thị trường mục tiêu của NH bao gồm các yếu tố cơ bản như: khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, vị trí địa lý…có khả năng chi phối lớn đến quy mô, cơ cấu tín dụng, mức sinh lời cũng như rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Đối với các đặc điểm về kinh tế- xã hội của địa bàn hoạt động của NH, những yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến
31
mục tiêu mở rộng tín dụng của ngân hàng bao gồm:
- Thực trạng phát triển kinh tế của địa bàn thể hiện qua chỉ tiêu tổng thu nhập trên địa bàn, thu nhập bình quân đầu người.
- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn (tỷ trọng của các ngành, các lĩnh vực)
- Mức độ phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ; thị trường lao động; thị trường bất động sản; ... Về phương diện xã hội, các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay KHCN cần được xem xét bao gồm: Trình độ dân trí của dân cư trong vùng; hiểu biết về kinh doanh của cộng đồng cư dân; hiểu biết về hoạt động tín dụng của cư dân; các đặc điểm về tâm lý trong kinh doanh và hoạt động đầu tư của dân cư trong vùng.
e) Tình hình cạnh tranh trên thị trường cho vay KHCN
Trong lĩnh vực cho vay KHCN, hiện các NHTM ngày càng đối diện với một mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng cường độ. Mức độ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình mở rộng cho vay KHCN của các NHTM. Một mặt, cạnh tranh có thể làm giảm thị phần của từng NHTM và do đó làm giảm mức độ tăng trưởng quy mô. Mặt khác, cạnh tranh làm gia tăng chi phí, thu hẹp lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN. Ngoài ra, cạnh tranh còn đẩy các NHTM đến chỗ phải chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn nếu muốn duy trì năng lực tranh và mức sinh lời.
1.2.6.2. Nhân tố bên trong
a) Chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng
Chính sách tín dụng là một hướng dẫn có tính chế tài của NH về các vấn đề sau: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng; các loại hình mà NH có thể lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vực cấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chính sách đảm bảo tín dụng; cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất). Về bản chất, chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Chính sách tín dụng của NH nhằm xác định phương hướng sử dụng vốn của mình để tạo ra các tài sản có chất lượng cao, ít rủi ro, đồng thời hướng dẫn cho vay KHCN cán bộ tín dụng thực thi các hoạt động của mình. Chính sách tín dụng đúng đắn,
32
phù hợp sẽ thúc đẩy mở rộng cho vay KHCN của một NH cụ thể. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của NH được xác định không phù hợp với những đòi hỏi khách quan của bối cảnh thị trường cũng như yếu cầu quản lý nội tại của NH sẽ kìm hãm khả năng mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng. [7,25]
b) Các nguồn lực của NHTM
Các nguồn lực của NHTM có tác động quan trọng đến quá trình mở rộng cho vay KHCN. Trong đó, các nguồn lực quyết định nhất bao gồm:
- Nguồn lực tài chính của NHTM, trong đó yếu tố quan trọng nhất là quy mô vốn điều lệ và năng lực huy động vốn của ngân hàng với quy mô và chi phí phù hợp.
- Cơ sở vật chất, mạng lưới của ngân hàng, bao gồm hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, các điểm giao dịch,.. và kể cả các kênh phân phối tự động...
- Các yếu tố về nguồn nhân lực như: Số lượng nhân viên nói chung, nhân viên phụ trách tín dụng nói riêng; trình độ nghề nghiệp của nhân viên; kỹ năng các mặt của nhân viên trong thực tế; thái độ phục vụ và đạo đức của nhân viên....
c) Khả năng tiếp cận thị trường cho vay KHCN của ngân hàng
Năng lực tiếp cận thị trường cho vay KHCN là những kỹ năng tổng hợp của ngân hàng trong việc phát triển khách hàng cá nhân, giành và giữ khách hàng, để chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường, dành một thị phần ngày càng cao trong lĩnh vực cho vay KHCN. Năng lực này bao gồm năng lực hoạch định chiến lược cho vay KHCN phù hợp với các thay đổi trong môi trường kinh doanh của NH, trên cơ sở phân tích đúng đắn các điểm mạnh và điểm yếu của NH trong lĩnh cực cho vay KHCN. Nó cũng bao gồm năng lực tiến hành các hoạt động Marketing phù hợp với các đặc điểm của KHCN trên thị trường mục tiêu đã lựa chọn từ các hoạt động nghiên cứu Marketing đến việc triển khai các chính sách Marketing nhằm bảo đảm sự thích ứng các hoạt động của NH với thị trường. Ngoài ra, các năng lực về hoạch định và thực thi chính sách khách hàng cũng là yếu tố quan trọng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các NH như hiện nay, các năng lực nói trên của NH sẽ có tác động lớn đối với quá trình mở rộng cho vay KHCN.[25]
d) Quy trình cấp tín dụng trong cho vay KHCN
33
Hoạch định và thực thi một quy trình tín dụng phù hợp sẽ thúc đẩy mở rộng hoạt động cho vay KHCN và ngược lại sẽ hạn chế quá trình này. Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho vay KHCN đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng có quan hệ tín dụng. Nó phải giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của ngân hàng.
e) Năng lực quản trị tín dụng trong cho vay KHCN của ngân hàng
Năng lực quản trị tín dụng là điều kiện tiền đề cho việc giải quyết mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời trong cho vay KHCN. Năng lực này cho phép Ngân hàng vừa mở rộng được dư nợ cho vay KHCN vừa bảo đảm kiểm soát được rủi ro trong cho vay KHCN một cách phù hợp. Ngược lại, hoặc NH vì sợ gia tăng rủi ro nên thu hẹp quy mô cho vay KHCN hoặc NH mở rộng dư nợ cho vay KHCN vượt quá khả năng quản trị của mình nên làm gia tăng mức rủi ro. Trong cả hai tình huống nói trên, quá trình mở rộng cho vay KHCN sẽ bị hạn chế, hiệu quả kinh doanh tín dụng sẽ sút giảm, thậm chí có thể đặt NH vào trạng thái phải đối diện với nhiều rủi ro có quan hệ với nhau..[13,38]
f) Hệ thống công nghệ hỗ trợ hoạt động cho vay KHCN
Hiện nay, các NHTM đang trải qua một giai đoạn mà xu hướng ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động của NH là một xu hướng chủ đạo. Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định là các NHTM đang trải qua một giai đoạn cách mạng công nghệ. Hoạt động cho vay KHCN cũng không phải là một ngoại lệ.
Các hệ thống công nghệ bao gồm hạ tầng công nghệ và các phần mềm quản lý, phần mềm hoạt động sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình mở rộng cho vay KHCN.
Một đặc điểm nổi bật của cho vay KHCN là số lượng KH đông đảo, quy mô
34
nhỏ nên nhờ áp dụng công nghệ mà có thể khắc phục nhược điểm về chi phí đồng thời có thể nâng cao năng lực phục vụ, tăng sự hài lòng của KH đối với chất lượng phục vụ, nâng cao năng suất lao động của nhân viên.[13,42].