Kiến nghị với Vietcombank Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 103 - 108)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK QUẢNG BÌNH

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3 Kiến nghị với Vietcombank Việt Nam

Hoạt động tín dụng của Vietcombank Quảng Bình không thể tách rời khỏi hoạt động tín dụng của hệ thống Vietcombank. Vì vậy, để mở rộng cho vay KHCN tại Chi nhánh, một vấn đề quan trọng là phải có sự chỉ đạo, hỗ trợ sát sao của Vietcombank trong việc định hướng tín dụng, chỉ đạo kế hoạch kinh doanh, hỗ trợ đào tạo, xây dựng cơ chế chính sách liên quan... nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Các biện pháp tập trung vào các nội dung chính sau:

Vietcombank cần xây dựng chính sách cho vay KHCN, chính sách khách hàng phù hợp theo thời kỳ và có tính ổn định, nhất quán, làm định hướng cho hoạt động tín dụng trong tình hình mới. Các Chi nhánh căn cứ vào định hướng này để xây dựng cơ cấu cho vay trung dài hạn theo ngành nghề cũng như bám sát kế hoạch về giới hạn, lợi nhuận,...theo kế hoạch giao.

Hướng dẫn thực hiện các văn bản chế độ liên quan đến nghiệp vụ cho vay KHCN, thẩm định một cách đầy đủ, kịp thời; hệ thống và chỉnh sửa quy trình tín dụng, thẩm định một cách khoa học, bài bản làm căn cứ thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Trong đó, đưa ra quy trình và hướng dẫn, các Chi nhánh cụ thể phương thức nhận cầm cố, thế chấp các tài sản tương đối mới như vốn góp vào đơn vị khác... Đồng thời, định kỳ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ tín dụng cho các Chi nhánh, khuyến khích công tác tự đào tạo nâng cao trình độ.

Chỉ đạo sát sao, kịp thời các vấn đề liên quan hoạt động tín dụng, bảo lãnh của Chi nhánh, hệ thống; hỗ trợ Chi nhánh trong việc triển khai các chương trình phục vụ các ngành định hướng Chi nhánh làm đầu mối trong quan hệ.

95

Xây dựng chính sách hợp lý đối với cán bộ tín dụng: cơ chế lương, thưởng, phụ cấp, quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân.

Hỗ trợ thông tin tổng hợp về ngành kinh tế, thông tin kinh tế vĩ mô khác và các thông số tham khảo ở các dự án tương tự trên cơ sở xây dựng và thường xuyên cập nhận các thông tin kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay KHCN, cung cấp và hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định tại chi nhánh.

Rút ngắn thời gian xét duyệt các khoản vay vượt mức phán quyết của chi nhánh, đảm bảo cơ hội kinh doanh cho khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu hiện tại bằng một loạt các giải pháp cụ thể đã đề xuất: khai thác tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro...

Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng tạo tiền đề cho việc huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Tăng cường hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh trong việc tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng.

96 KẾT LUẬN

Là một Ngân hàng Thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Vietcombank Quảng Bình đã mở rộng quy mô theo hướng kinh doanh đa năng, quan hệ làm ăn với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất, cá nhân. Trong đó khách hàng mục tiêu của Chi nhánh là cho vay cá nhân, hộ gia đình.

Trong quá trình thực hiện đề tài “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Quảng Bình” tác giả xin rút ra một số kết luận sau:

 Việc thực hiện cho vay trực tiếp đến khách hàng cá nhân, gồm cho vay tiêu dùng và cho vay hộ gia đình để phát triển sản xuất kinh doanh là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế độc lập, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất rất lớn. Vì vậy, đáp ứng được nguồn vốn trên cho người dân là việc làm mang lại hiệu quả thiết thực cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn. Đặc biệt cho vay tiêu dùng cá thể hoặc vay tiêu dùng đối với cán bộ hưởng lương Ngân sách đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn để xây dựng, sửa chửa nhà ở, mua phương tiện đi lại và chi tiêu cá nhân khác rất thiết thực cho khách hàng nhằm góp phần kích thích nèn kinh tế xã hội phát triển.

 Trong công tác cho vay KHCN những năm qua Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đó là tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay KHCN đã tăng mạnh qua các năm, trong đó tỷ lên nợ quá hạn ngày càng giảm xuống. Đây cũng là kết quả khả quan làm tiền đề phấn đấu cho các năm kế tiếp của Chi nhánh.

 Trong ba năm 2015-2017, kết quả cho vay KHCN của Chi nhánh Vietcombank Quảng Bình đã có những bước tiến mới. Tổng lợi nhuận thu được là 79.477 tỷ đồng trong đó việc mở rộng về quy mô cũng như chất lượng cho vay KHCN đã góp phần lớn mang lại lợi nhuận cho chi nhánh. Mặc dù lợi nhuận tăng lên

97

đáng kể qua các năm nhưng chất lượng tín dụng không bị suy giảm. Điều này chứng tỏ trong 3 năm qua, Chi nhánh kinh doanh có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn đồng thời thực hiện tốt chỉ tiêu mà cấp trên giao.

 Đội ngũ Cán bộ nhân viên đã được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngày càng được trẻ hóa, Chi nhánh đã chú trọng kết hợp phong cách làm việc vừa năng động sáng tạo của tuổi trẻ, vừa chắc chắn nhiều kinh nghệm của những người đi trước. Vì vậy đã thực hiện tốt hoạt động tín dụng, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường và tìm hiểu khách hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác cho vay khách hàng cá nhân Chi nhánh Vietcombank Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết là:

 Cần quan tâm nhiều hơn nữa về nguồn vốn huy động để có vốn rẻ cho vay, đồng thời chú trọng đến các nguồn vốn có kỳ hạn dài để có vốn đầu tư nhiều vào các dự án trung dài hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn và vốn ngắn hạn nhiều ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng.

 Thực tế và qua khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy điều kiện và thủ tục vay vốn còn nhiều, gây khó khăn cho khách hàng trong việc đi lại làm hợp đồng tín dụng.

 Do địa bàn rộng lớn, đội ngũ Cán bộ tín dụng có giới hạn nên có trường hợp một Cán bộ tín dụng phải đảm nhận nhiều địa bàn gây ra tình trạng quá tải trong hoạt động cho vay và thu hồi nợ.

Qua quá trình phân tích, nghiên cứu thực trạng cho vay KHCN tại Vietcombank Quảng Bình, luận văn đã thu được một số kết quả: thứ nhất, giúp hiểu rõ hơn về cho vay KHCN và việc mở rộng cho vay KHCN; thứ hai, thông qua việc nghiên cứu thực tế cho vay KHCN tại Chi nhánh cùng với việc khảo sát đánh giá sự hài lòng của khách hàng đã cho thấy được những kết quả đạt được của chi nhánh trong hoạt động này và rút ra một số hạn chế cần phải khắc phục; thứ ba, trên cơ sở những mặt hạn chế, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khắc phục và kiến nghị nhằm mở rộng hơn nữa cho vay KHCN tại đơn vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính kế toán (1998), Tài chính tín dụng.

2. Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. Đại học Ngân hàng TPHCM (2011), Tiền tệ Ngân hàng

4. Hồ Diệu (2011), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Dờn (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

6. Phan Thị Thùy Dung (2015), Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

7. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb. Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

9. Học viện Tài chính (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

10. Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà nội.

11. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Quảng Bình (2015, 2016, 2017), Các Báo cáo nội bộ, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng kế toán.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định về việc ban hành quy chế tín dụng, Hà Nội

14. Tô Kim Ngọc, (2008), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội

16. Nguyễn Văn Tiến, (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)