Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.3 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam

Tại Việt Nam trong những năm trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng rất quan trọng và ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều đối tác liên quan. Do đó, công tác

QLDA đầu tư xây dựng cần phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu XDCT ở nước ta trong thời gian tới.

Công tác QLDA đầu tư xây dựng đã ngày càng được chú trọng, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực của chính CĐT. Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cốt lõi, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua công tác quản lý dự án ĐTXD công trình - yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng CTXD đã có nhiều tiến độ. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ quản lý, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân các ngành xây dựng, với việc sự dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, cả nước đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi điển hình: Nhà máy Xi măng Cát Lái, Hồ Chí Minh; Quốc lộ 48, Nghệ An - Dự án WB4; Cao tốc Hà Nội - Lào Cai; công trình thủy lợi Cửa Đạt; hệ thống thủy lợi sông Quao, Cà Giây, Bình Thuận... góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng cũng còn không ít các công trình có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong rộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng, gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. (Cầu Máng số 3 Tân Xuân, huyện Hàm Tân, Bình Thuận chưa được nghiệm thu đã gãy sập; Công trình thủy điện sông Tranh 2, Quảng Nam bị nứt đập; Km270 – Km273 Quốc lộ 15 qua Nghệ An chưa hết bảo hành đã rạn nứt, lún sụt...). Yêu cầu hiện này là phải hạn chế tối đa tồn tại để có những công trình tốt nhất, chi phí và thời gian xây dựng hợp lý nhất, chất lượng công trình đạt hiệu quả cao nhất.

Tồn tại phổ biến trong công tác QLDA đầu tư XDCT ở nước ta trong thời gian qua là:

Không tiến hành hoặc không thực hiện đầy đủ công tác khảo sát; khả năng tài chính hạn hẹp; sai sót trong các bản vẽ thiết kế; thiếu thiết kế chi tiết; nhà thầu không đủ năng lực; liên kết giữa các nhà thầu để tạo ưu tiên cho một nhà thầu; hồ sơ thầu không

định và khung pháp lý cho di dời dân, GPMB thiếu và không rõ ràng; chi phí GPMB quá lớn, vượt quá dự toán; chất lượng xây dựng kém, không đáp ứng yêu cầu; chi phí quyết toán chậm, nợ đọng lâu ngày; chậm tiến độ xây dựng; không quyết toán được các hạng mục đã hoàn thành; công trình không được duy tu, bảo trì thường xuyên...

Nguyên nhân do: CĐT thiếu vốn, nhận lực và khả năng quản lý công trình; bản thiết kế và dự toán không được thẩm tra hoặc thẩm tra sơ sài; CĐT, đơn vị xết thầu không công bằng, rõ ràng trong đấu thầu, che đậy thông tin; đền bù di dời, phương án tái định cư và ổn định cuộc sống mới chưa đủ thuyết phục người dân; giám sát không chặt chẽ và tuân thủ theo hợp đồng, quy định; ảnh hưởng của thời tiết, khí tượng thủy văn, và của con người; có nhiều sai sót, không lường trước được trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến công trình không phù hợp với yêu cầu...

Để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, Chỉnh phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, theo kế hoạch, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, theo đó từ nay đến 2020, sẽ hoàn thi công 654km/ khoảng 1.300 Km đường cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP, Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435mm trên trục Bắc - Nam, hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và đường sắt xuyên Á; hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực; phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại; tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn như các tuyến vành đai 2, vành đai 3 Hà Nội và vành đai 2, vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng QLDA đầu tư XDCT là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của đất nước, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của CĐT, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư. Thực hiện tốt việc này, tin chắc rằng Việt Nam tiếp tục đạt được sẽ có những thành tựu đáng kể.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, học viên đã khái quát một cách hệ thống về Dự án đầu tư XDCT, thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản; lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư XDCT và thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCT; chất lượng xây dựng công trình, ..

ở nước ta nói chung và Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Trên cơ sở các văn bản, quy định liên quan và các mô hình QLDA thực hiện trong nước, ngoài nước và tại địa phương. Từ đó đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản lý dự án đầu tư XDCT.

Đây chính là tiền đề để tác giả đặt ra mục tiêu cần nghiên cứu cơ sở khoa học để đánh giá, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư XDCT nói chung và tại Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng ở Chương II và Chương III tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)