Các tiêu chí để đánh giá năng lực và chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

2.6 Các tiêu chí để đánh giá năng lực và chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng

2.6.1 Tiêu chí đánh giá năng lực 2.6.1.1 Tiêu chí chung

Đáp ứng điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án ĐTXD tại điều 64 Nghị định 59/2015/NĐ-CP [5].

2.6.1.2 Tiêu chí cụ thể qua năng lực điều hành, hoạt động của Ban QLDA

Mối quan hệ, sự phối hợp chặt chẽ của Ban QLDA với các đơn vị liên quan: Các Bộ, Ban, Ngành;

Lãnh đạo ban QLDA nắm chắc được công việc của dự án, công tác điều hành của ban giám đốc phải mạch lạc, có hệ thống; tích cực tháo gỡ khó khăn, không đùn đẩy trách nhiệm; gạt bỏ tư tưởng bệnh thành tích;

Sự đoàn kết, gắn bó, trách nhiệm và sáng tạo của từng cá nhân trong bộ máy Ban QLDA;

2.6.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý dự án ĐTXD

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được coi là hiệu quả khi đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư (thời gian, chi phí, đầu ra, môi trường,v,v.). Trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư đưa ra những mục tiêu cụ thể để quản lý, và mỗi mục tiêu đều có những tiêu chí riêng để đánh giá. Các mục tiêu cụ thể khi quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

1) Về thời gian dự án và tiến độ dự án

Tổ chức triển khai dự án theo đúng thời gian đề ra, đảm bảo thường xuyên liên tục giữa các công việc (xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian, tiến độ dự án).

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát TCXD và các bên liên quan đảm bảo tiến độ thi công công trình theo đúng tiến độ của nhà thầu thi công đã được

xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công tổng thể của dự án.

2) Về chi phí dự án

Quản lý chi phí dự án ĐTXD phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án ĐTXD và cá yếu tố khách quan của kinh tế thị trường;

Quản lý chi phí ĐTXD theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn ĐTXD, các bước thiết kế, loại nguồn vốn, và các quy định của Nhà nước; Tổng mức đầu tư, dự toán phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để ĐTXD.

3) Về chất lượng công trình xây dựng:

Một là, đánh giá dưới góc độ của Luật xây dựng [2]: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Với góc độ này thì chất lượng công trình phụ thuộc vào năng lực của những người tham gia xây dựng công trình (lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, khảo sát, thi công xây dựng, quản lý dự án ĐTXD và giám sát TCXD công trình); phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, vật tư và thiết bị lắp đặt vào công trình; và phụ thuộc vào công tác quản lý chất lượng các khâu trong quá trình lập và thực hiện dự án ĐTXD.

Hai là, đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình. Theo Luật xây dựng [2]

thì sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế. Theo đó, có 4 loại sự cố bao gồm sự cố sập đổ, sự cố về biến dạng, sự cố sai lệch vị trí và sự cố về công năng; về cấp độ có cấp I, II, III và cấp IV tùy thuộc vào mức độ hư hỏng công trình và thiệt hại về người. Chính vì vậy mà mức độ an toàn, bền vững của công trình là điều cần phải được xem xét chặt chẽ và nghiêm túc.

Ba là, sự đáp ứng của công trình với các quy định về quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng cho riêng dự án đã nêu trong hợp đồng

xây dựng.

Bốn là, đánh giá về mỹ thuật của công trình xây dựng. Ngoài yêu cầu về độ an toàn và bền vững thì yêu cầu mỹ thuật đối với công trình xây dựng không thể xem nhẹ. Công trình xây dựng trường tồn với thời gian, nếu chất lượng mỹ thuật không đảm bảo thì chủ đầu tư không được thụ hưởng công trình đẹp và không đóng góp cảnh quan đẹp cho xã hội. Công trình xây dựng phải thể hiện được tính sáng tạo độc đáo, bố cục hiện đại nhuần nhuyễn với truyền thống, tránh sao chép, lặp lại, đơn điệu trong nghệ thuật kiến trúc.

4) Về an toàn lao động

Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan thường xuyên kiểm tra công tác ATLĐ trên công trường theo đúng biện pháp an toàn, nội quy an toàn mà chủ đầu tư đã phê duyệt;

Đảm bảo các cán bộ quản lý ATLĐ phải có giấy chứng nhận an toàn lao động; sử dụng người lao động được đào tạo và hướng dẫn về ATLĐ;

Khi có sự cố về ATLĐ, nhà thầu thi công xây dựng và các bên liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm ATLĐ gây ra.

5) Về bảo vệ môi trường xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh; bảo đảm biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với các công trình trong đô thị phải bảo đảm thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định.

Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải biện pháp che chắn, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây

Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

6) Về quản lý rủi ro

Phân chia theo từng giai đoạn của dự án để xác định những yếu tố rủi ro, phân loại, đánh giá mực độ rủi ro để có những phương thức quản lý và phòng tránh rủi ro.

7) Về quản lý nhân lực, xử lý thông tin

Thiết lập hệ thống đánh giá và phân loại nhân lực của các bên liên quan để có những mục tiêu cụ thể trong quá trình lựa chọn nhà thầu cũng như bố trí cán bộ của Ban QLDA.

Từ những mục tiêu cụ thể, chủ đầu tư thiết lập tiêu chí đánh giá, cụ thể:

2.6.2.1 Tiêu chí chung

Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án ĐTXD công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ, chính xác các nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các phương án thực hiện và giải pháp thiết kế;..) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số liệu đầy đủ và chính xác. Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự án khác, phù hợp với quy hoạch.

Tính pháp lý: Các dự án ĐTXD công trình phải được xây dựng và quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ quan chức năng và tổ chức quốc tế.

Tính hiện thực (thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự phân tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.

2.6.2.2 Tiêu chí cụ thể

Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;

Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước;

Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư;

Phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể trong từng khâu của quá trình đầu tư.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)