Nâng cao năng lực quản lý chất lượng dự án

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHO BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý chất lượng dự án

Chất lượng công trình xây dựng là khả năng tập hợp các đặc tính sản phẩm, hệ thống, quá trình, mức độ đáp ứng của công trình đối với các yêu cầu đặt ra như là yêu cầu về kỹ thuật, độ bền vững, an toàn môi trường, kể cả chi phí. Xét từ góc độ một công trình cụ thể, nhu cầu của người thụ hưởng sản phẩm xây dựng đó.

Chất lượng công trình xây dựng được đánh giá qua các đặc tính cơ bản: công năng, độ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, bền vững, thẩm mỹ, an toàn, tuổi thọ.

Chất lượng CTXD được hình thành ngay từ giai đoạn triển khai dự án, mặt ý tưởng (nhiệm vụ thiết kế), lập dự án, khảo sát, thiết kế,..thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì.

Chất lượng công trình tổng thể được hình thành từ chất lượng nguyên vật liệu, cấu kiện, các công việc xây dựng riêng lẻ của các bộ phận, hạng mục công trình.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng cho công trình không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở trong quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng của đội ngũ công nhân, kỹ thuật, kỹ sư lao động.

Để quản lý chất lượng công trình hiệu quả thì trong tất cả các bước thực hiện dự án Ban QLCDA phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp đảm bảo chất lượng trong từng công việc, xuyên suốt cả dự án. Bằng kinh nghiệm, kiến thức của mình, tác giả xin được đề xuất biện pháp để nâng cao năng lực quản lý chất lượng như sau:

Bắt đầu dự án

Thẩm định dự án

Lựa chọn nhà thầu TC, TVGS, Kiểm

định

Xử lý sự cố đảm bảo chất lượng

Stop

Không đạt

Đạt Lập dự án

Thị công XDCT

Kiểm tra chất lượng

trong quá trình TC Không đạt

Đạt

Hình 3.2: Quy trình quản lý chất lượng 3.3.2.1 Giai đoạn bắt đầu dự án

Các dự án do Ban QLCDA được phân công làm chủ đầu tư hầu hết đều nằm trong bản đồ quy hoạch. Công việc chính trong giai đoạn này là khảo sát phạm vi, diện tích thực

hiện dự án; khảo sát hiện trạng để đánh giá sơ bộ những thuận lợi, khó khăn sau đó lên phương án thực hiện cho các bước tiếp theo.

Ở giai đoạn này, tác giả đề cao sự tương tác giữa chủ đầu tư (Ban QLCDA) và đơn vị thụ hưởng, bám sát quy mô đầu tư để phối hợp, tránh xảy ra vấn đề không thống nhất chủ trương dẫn đến việc thực hiện dự án bị chậm. Chủ đầu tư muốn thực hiện dự án nhanh, đơn vị thụ hưởng lại muốn đầu tư dàn trải, theo phương án kiến trúc của nội bộ trường…

3.3.2.2 Giai đoạn chuẩn bị dự án

Ban QLCDA tổ chức lập thẩm định phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi được phê duyệt thiết kế cơ sở.

Đối với các dự án phức tạp, nội dung và khối lượng công việc khảo sát rất lớn, phức tạp cần chuyên môn sâu, Ban QLCDA nên thuê tư vấn rà soát. Chi phí này không đáng bao nhiêu so với Tổng mức đầu tư nhưng lại rất an toàn, hiệu quả. Ngay từ khi lập dự án phải đưa chi phí thuê đơn vị kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát vào trong tổng mức đầu tư.

Hiểu đúng tầm quan trọng của nhiệm vụ thiết kế là điều không phải chuyên viên nào trong Ban QLCDA cũng ý thức được. Hiện tại, Ban QLCDA có rất nhiều chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc nên tự lập nhiệm vụ thiết kế. Với các công trình mới đầu tư, chưa lường được hết các nhiệm vụ của nhà thiết kế thì Ban nên đi thuê; nhiệm vụ thiết kế phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư…

Nội dung của Hồ sơ thiết kế, dự toán cần phải được kiểm tra kỹ càng, rà soát và phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế trước khi trình thẩm định. Việc rà soát sẽ hạn chế sai sót cũng như nội dung của hồ sơ trình thẩm định không bị cắt bớt hoặc bổ sung thêm nhiều. Sự phối hợp giữa Ban QLCDA cùng với nhà thầu TVTK trong bước này sẽ giúp Ban QLCDA sớm phát hiện ra nhưng khuyết điểm trong thiết kế để sửa đổi tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, dễ dàng nắm bắt được ý định thiết kế của đơn vị TVTK đến giai đoạn thi công xây dựng cũng dễ dàng kiểm soát hơn.

Có một phương pháp quản lý tiên tiến mà các Ban QLDA của Bộ Giao thông, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ưu tiên sử dụng mà Ban QLCDA Bộ Giáo dục và Đào tạo còn rất yếu đó là Chỉ dẫn kỹ thuật. Ban QLCDA nên có một chỉ dẫn mẫu về tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu, quy trình quản lý chất lượng. Chỉ dẫn kỹ thuật giúp tư vấn giám sát và nhà thầu thi công làm việc với nhau trên công trường hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác Quản lý chất lượng dự án đòi hỏi cán bộ Ban QLCDA phải năm rõ hệ thống các Quy chuẩn và tiêu chuẩn. Quy chuẩn kỹ thuật: Là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc mà tiêu chuẩn không được vượt qua. Các dự án ĐTXD của Ban QLCDA có một loạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tác động. Tác giả xác định được công trình có sử dụng tiêu chuẩn tiêu chuẩn thiết kế nào thì đặc tính, công năng, yêu cầu của công trình không được phép vượt quá các quy định của quy chuẩn.

Có những quy chuẩn do ngành xây dựng ban hành, ngoài ra dự án của Ban QLCDA làm chủ đầu tư là dự án giáo dục nên cũng phải tuân theo quy chuẩn của Ngành giáo dục. Công trình xây dựng ngoài việc phải tuân thủ các quy chuẩn về chuyên ngành còn phải tuân thủ quy chuẩn của ngành xây dựng và ngành môi trường ban hành.

Dưới quy chuẩn kỹ thuật là hệ thống các tiêu chuẩn: Có 2 hệ thống tiêu chuẩn là tiêu chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn của nước ngoài. Khi áp dụng tiêu chuẩn thì phải đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn: thiết kế, thi công, nghiệm thu. Ban QLCDA nên cập nhật, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài về giải pháp kỹ thuật công nghệ, vật liệu mới để đầu tư được hiệu quả hơn.

Hầu hết các dự án của Ban QLCDA đều gặp phải vướng mắc khi tuân thủ các quy định của pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và một số yếu tố ảnh hưởng liên quan tới hoạt động xây dựng giai đoạn này. Chính vì vậy công tác thẩm định dự án đầu tư của phòng Kỹ thuật - Thẩm định đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư. Những vướng mắc trong các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nổi cộm vẫn là công tác thẩm định dự án. Tác giả đề xuất những nội dung quan trọng cần được phòng Kỹ thuật -Thẩm định thực hiện:

Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Nội dung thẩm định này với nhiệm vụ là xem xét tính hợp pháp của dự án theo quy định của pháp luật. Sự phù hợp của các nội dung dự án với những quy định hiện hành đã được thể hiện trong các văn bản của pháp luật, chế độ chính sách áp dụng đối với dự án.

Thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Nội dung thẩm định khía cạnh này nhằm xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án.

Thẩm định các yếu tố kinh tế, tài chính của dự án: Thẩm định khía cạnh này nhằm xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố kinh tế, tài chính (nguồn vốn, mức chi phí, doanh thu, các chế độ và nghĩa vụ tài chính…) được áp dụng trong các nội dung của dự án.

Thẩm định các điều kiện tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Thẩm định nội dung này nhằm xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ổn định, bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành, đảm bảo mục tiêu của dự án.

Thẩm định về hiệu quả đầu tư: Thẩm định nội dung này nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả dự án trên các phương diện tài chính, kinh tế, xã hội, đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư. Dự án được xem là khả thi, hiệu quả khi việc thẩm định các yếu tố này cho những kết quả đánh giá là tốt hoặc khả quan so với các chuẩn mực thịch hợp.

3.3.2.3 Giai đoạn thực hiện dự án

Thay đổi tư duy của các nhà thầu “chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm về chất lượng CTXD”. Trách nhiệm của Chủ đầu tư là lựa chọn được nhà thầu đủ điều kiện năng lực, ký hợp đồng theo đúng quy định pháp luật, quản lý việc thực hiện của nhà thầu theo quy định trong hợp đồng, các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng đầu tư XDCT sẽ chịu trách nhiệm cho từng phần việc của mình làm.

Đưa ra phương án kiểm soát chặt chẽ hơn năng lực của nhà thầu, công trình cấp nào thì yêu cầu cá nhân chủ trì thiết kế, chỉ huy trường công trường, giám sát thi công phải

đáp ứng được hạng năng lực đấy. Nghiêm cấm việc các đơn vị nhà thầu sử dụng các cá nhân không đủ năng lực hành nghề để làm việc bán thời gian, mượn chứng chỉ hành nghề..

Quản lý chặt chẽ vật tư vật liệu, bán thành phẩm, thiết bị sản xuất công nghiệp đưa vào công trình.

Yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng thông báo cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát về hệ thống quản lý chất lượng, kế hoạch thí nghiệm, kiểm định đối với vật tư vật liệu đầu vào, kế hoạch kiểm tra nghiệm thu căn cứ tiến độ thi công tổng thể. Yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện ngay từ lúc chuẩn bị triển khai thi công xây dựng. Ngoài ra, Ban QLDA cũng cần kiểm soát chặt chẽ công tác phê duyệt biện pháp thi công của nhà thầu nhằm đảm bảo an toàn lao động trên công trường.

Kiểm soát quy trình chất lượng của giám sát thi công. Yêu cầu đươn vị tư vấn giám sát phải có giám sát trưởng, giám sát viên phù hợp với yêu cầu giám sát của bộ môn; kiểm tra các báo cáo tuần, tháng, quý của đơn vị tư ván giám sát. Công tác giám sát của đơn vị tư vấn giám sát cần diễn ra xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án. Khi xuống công trình không có cán bộ giám sát tại hiện trường cần lập biên bản làm việc và trừ khối lượng khi thanh quyết toán để nâng cao trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát.

Trong vòng 24 tiếng sau khi nhà thầu trình biên bản nghiệm thu, cán bộ giám sát bộ môn của mình phải ký biên bản nghiệm thu, trong trường hợp không ký thì phải có văn bản nêu rõ lý do không ký.

Thực hiện tốt công tác nghiệm thu công trình xây dựng, chỉ nghiệm thu đối với các hạng mục thi công, bộ phận kết cấu thi công đúng thiết kế, đảm bảo an toàn để triển khai các bước tiếp theo

Bên cạnh việc xác định nhiệm vụ của các đơn vị tham gia thực hiện dự án, Ban QLDA cũng cần ban hành các quy trình, biểu mẫu cần thiết để các đơn vị dễ dàng trong việc thực hiện như: Phiếu yêu cầu, tờ trình, công văn đề nghị, công văn trả lời, quyết định phê duyệt,

Trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ công tác quản lý. Đặc biệt là áp dụng công

nghệ hiện đại vào công tác quản lý dự án. Hiện nay có các phần mềm sau có thể áp dụng trong công tác quản lý dự án như: Microsoft Excel, Microsoft Project, các phần mềm kế toán, mô hình thông tin xây dựng - BIM..

Công tác quản lý chất lượng dự án cũng đòi hỏi người cán bộ QLDA phải có tư cách đạo đức tốt và trách nhiệm nghề nghiệp cao, như vậy mới đảm bảo tất cả các công việc của dự án đều đạt được chất lượng yêu cầu và nếu có phát sinh sự cố sẽ được phát hiện và báo cáo để xử lý kịp thời, không để xảy ra hiện tượng cán bộ quản lý nhận hối lộ che đậy, giấu diếm sai sót, làm sai báo cáo nghiệm thu, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Xử lý nghiêm các vi phạm của nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công nếu thực hiện giám sát sai quy trình, thiếu trách nhiệm, thi công không đúng biện pháp thi công được duyệt,…

3.3.2.4 Giai đoạn kết thúc xây dựng công trình đưa vào bàn giao sử dụng

Việc thực hiện nghiệm thu công trình đưa vào bàn giao sử dụng phải có sự chứng kiến của các bên như: Chủ đầu tư, đơn vị thủ hưởng, đại diện TVTK, TVGS, nhà thầu thi công,. Biên bản nghiệm thu bàn giao là căn cứ cho CĐT đưa công trình vào khai thác sử dụng, thực hiện thanh quyết toán và đăng ký quyền sở hữu.

Công tác thanh quyết toán phải được thực hiện đúng theo quy định. Các thủ tục pháp lý cần thiết phải đầy đủ. Nội dung công việc đề nghị thanh quyết toán phải đúng với nội dung công việc đã thực hiện và đã được nghiệm thu.

Nhà thầu sau khi bàn giao đưa vào sử dụng phải có trách nhiệm bảo hành công trình theo đúng như trong hợp đồng đã ký kết.

Quán triệt công tác quản lý chất lượng như trên, việc quản lý dự án sẽ bảo đảm được chất lượng công trình theo chỉ tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)