Nâng cao năng lực quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 96 - 102)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHO BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

3.3.5 Nâng cao năng lực quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Trong thời gian qua công tác quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, xã hội thực hiện tại các dự án khá tốt không có tình trạng mất an toàn lao động, vệ sinh môi trường xảy ra tại công trường. Tuy nhiên vấn đề đặt ra trong thời gian tới là việc hàng loạt các gói thầu tại các dự án đã lựa chọn được nhà thầu được triển khai đồng thời thì việc kiểm soát thực hiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và sức khoẻ xã hội cần được chú trọng quan tâm. Đặc biệt trong các dự án thi công các toà nhà cao tầng, các toà nhà có hệ kết cấu thép phức tạp thì vấn đề an toàn lao động là vấn đề cần được chú trọng quan tâm.

Ban QLCDA cần đưa ra được đề cương tổng thể về ATLĐ cùng các quy định cụ thể, chặt chẽ về việc thực hiện ATLĐ cùng các biểu mẫu, quy trình thực hiện để các nhà thầu tham gia thực hiện dự án triển khai thực hiện. Đề cương về ATLĐ cần cụ thể các vấn đề sau:

- Tổ chức nhân sự thực hiện công tác ATLĐ của các đơn vị tham gia thực hiện dự án tại công trường, nhân sự phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về an toàn, đầy đủ chứng chỉ liên quan và quyết định bổ nhiệm hoặc phê duyệt phù hợp.

- Tổ chức mặt bằng thi công hợp lý: Bố trí mặt bằng phân chia công việc giữa các nhà thầu một cách hợp lý, đối với các công trình độc lập thuộc các gói thầu độc lập cần có hàng rào tạm bao quanh công trình trước khi bắt đầu thi công xây dựng. Các nhà thầu phải bố trí hợp lý mặt bằng tổ chức thi công, khu tập kết vật tư, thiết bị, lối đi công trường, nhà vệ sinh, khu vực để rác, khu vực hút thuốc, hệ thống cấp thoát nước, điện tạm thi công,…

- Cần thiết lập ngay lập tức hệ thống bảo vệ kiểm soát ra vào tại công trường bằng hình thức quẹt thẻ, tránh tình trạng bất cứ ai cũng có thể ra/vào công trường một cách tuỳ tiện như hiện nay.

- Việc huấn luyện an toàn lao động phải diễn ra thường xuyên, định kỳ và có kế hoạch cụ thể. Việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động phải được nhà thầu thực hiện tuân thủ quy định tại Khoản 3, Điều 4, Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXD. Đối với người lao động thực hiện những công việc yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ thì nhà thầu phải trình chứng chỉ huấn luyện an toàn cho Tư vấn giám sát kiểm tra và lưu giữ hồ sơ. Nhà thầu phải đệ trình đầy đủ hồ sơ của người lao động cho TVGS, hướng dẫn ATLĐ trước khi cho công nhân vào công trường làm việc.

- Nhà thầu, TVGS thường xuyên tổ chức định kỳ các cuộc nói chuyện về ATLĐ để công nhân nhận biết tầm quan trọng việc thực hiện công tác ATLĐ, sức khoẻ môi trường tại dự án.

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (nón bảo hộ, kính, mặt nạ bảo hộ, nút bịt tai, khẩu trang, quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, dây đai an toàn,…) đầy đủ cho công nhân, cán bộ kỹ thuật tại công trình xây dựng.

- Máy móc thiết bị thi công cần được kiểm tra định kỳ theo quy định.

- Phương án thi công cần được TVGS xét duyệt trước khi thi công.

- Vệ sinh khu vực thi công một cách khoa học, tránh việc xả rác bừa bãi đặc biệt là rác thải xây dựng.

- Nhà thầu phải bố trí các phương án cứu khẩn, hộp y tế, các hệ thống biển báo cảnh báo.

- TVGS có trách nhiệm triển khai giám sát thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sức khoẻ xã hội và xử lý vi phạm.

- Kiểm soát chi phí Kết luận chương 3

Quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Bộ Giáo dục nói riêng vốn là một lĩnh vực phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, chịu sự chi phối của nhiều chính sách pháp luật và chế độ của Nhà nước.

Chính vì điều đó, từ ngày thành lập Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định được trách nhiệm và cố gắng nỗ lực mọi mặt nhằm nâng cao năng lực QLDA, thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban chuyên ngành.

Bằng việc đưa ra 3 phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố, Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá logic và đối chiếu với các văn bản pháp luật, tác giả đã đánh giá được thực trạng năng lực quản lý dự án của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng quản lý dự án cho Ban quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn “Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo” là một công trình nghiên cứu khoa học. Luận văn nghiên cứu những vấn đề thực tiễn và nhằm đưa ra các giải pháp áp dụng vào thực tế công tác quản lý dự án tại Ban quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tác giả đã tập trung giải quyết một số nội dung chính sau đây:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói riêng.

Luận văn đi sâu vào phân tích năng lực của Ban quản lý các dự án (chủ thể quản lý) từ đó tiến đến phân tích các thực trạng trong công tác quản lý dự án của chủ thể quản lý trong giai đoạn 2017-2019. Qua đó tác giả chỉ ra những thành quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác quản lý dự án của Ban quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Luận văn cũng đưa ra các giải pháp quản lý nhân sự, chất lượng, tiến độ, chi phí, thông tin,… nhằm nâng cao năng lực trong công tác quản lý dự án của Ban quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm cho mình như sau:

Thứ nhất: Công tác QLDA đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn có hiệu quả phải đảm bảo sự thống nhất trong công việc giữa các phòng ban chức năng cùng thực hiện kiểm soát một cách toàn diện trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

Thứ hai: Phương thức QLDA đầu tư xây dựng cần được đổi mới và phải phù hợp với thực tế của hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, đổi mới không đồng nghĩa với những thay đổi liên tục trong chủ trương, chính sách bởi lẽ việc làm này sẽ gây ra nhiều khó khăn không những đối với các chủ thể quản lý mà còn đối với những nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt. Từng bước hoàn thiện công tác cải cách hành chính theo hướng xóa bỏ những thủ tục không cần thiết.

Cuối cùng, Việc rèn luyện, nâng cao năng lực, trách nhiệm của những cán bộ trực tiếp QLDA là việc hết sức cần thiết.

Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rất rộng và phức tạp.

Tuy cá nhân học viên đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị em đồng nghiệp, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư, nhưng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây dựng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng Trường Đại học Thủy Lợi, PGS.TS Nguyễn Trọng Tư và các đồng nghiệp tại Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn này./.

2. Kiến nghị

2.1 Đối với Nhà nước

Nhà nước cần thường xuyên rà soát các Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án và QLDA để hoàn thiện hơn và đi vào thực tế. Ban hành các văn bản pháp luật, bổ sung hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp, đảm bảo việc hiểu và thi hành các văn bản pháp luật thống nhất giữa các vùng, giữa các chủ thể, hạn chế những điểm chưa nhất quán trong các văn bản để tránh tạo ra các sơ hở trong quá trình thực hiện gây đến hiện tượng lách luật.

Tăng cường vai trò, chức năng và sự điều hòa phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng giảm nhẹ các thủ tục hành chính để có thể quản lý hoạt động đấu thầu dễ dàng, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ giúp các đơn vị đem lại hiệu quả cao hơn. Có các điều khoản và chế tài xử lý nghiêm minh đối với tình trạng đấu thầu dùng “quân xanh, quân đỏ”

2.2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước ban hành, căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất đặc trưng các công trình giáo dục những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành các quy chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia quá trình QLDA đầu tư xây dựng khi triển khai thực hiện.

2.3 Đối với Ban QLCDA Bộ Giáo dục và Đào tạo

Công tác quản lý của Ban QLCDA Bộ Giáo dục và Đào tạo thể hiện trước tiên và trên hết ở các văn bản quy chế, quy định về quản lý dự án, đảm bảo thống nhất giữa các văn bản trong cùng lĩnh vực và các văn bản không cùng lĩnh vực nhưng có liên quan chặt chẽ đến nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để tránh cho các hoạt động trong quản lý dự án bị chồng chéo, trở ngại, lúng túng trong quá trình thực hiện.

Đề nghị Ban QLCDA Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập ban chỉ đạo hoặc tổ cán bộ chuyên trách theo dõi các dự án. Khi có vướng mắc hay khó khăn thì có thể kịp thời nắm bắt báo cáo hoặc tháo gỡ để hạn chế việc chậm trễ tiến độ dự án.

Cần thực hiện các phương pháp giải ngân vốn hiệu quả đảm bảo kịp thời để không làm chậm trễ tiến độ các dự án.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)