Cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

2.2 Cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu như chúng ta muốn tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như các tiềm lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn đang rất hạn hẹp của nhà nước Việt Nam.

Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có những quy định cụ thể về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nó phản ánh cơ chế quản lý kinh tế của thời kỳ đó. Dưới đây là một số văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng mới nhất còn hiệu lực thi hành. Sự ra đời của những văn bản sau là sự khắc phục những khiếm khuyết, những bất cập của các văn bản trước đó, tạo ra sự hoàn thiện dần dần môi trường pháp lý cho phù hợp với quá trình thực hiện trong thực tiễn, thuận lợi cho người thực hiện và người quản lý, mang lại hiệu quả cao hơn, điều đó cũng phù hợp với quá trình phát triển.

2.2.1 Luật xây dựng

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014; Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và thay thế cho Luật xây dựng số 16/2013/QH11 và Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12;

Luật Xây dựng đã có những quy định liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình:

1) Quy định chung cho việc:

- Phân loại dự án đầu tư xây dựng - Trình tự đầu tư xây dựng.

2) Quy định cho việc lập, thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng gồm:

- Lập dự án đầu tư xây dựng

- Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Thẩm định dự án đầu tư xây dựng; thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng - Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng

- Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng - Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.

3) Quy định về QLDA đầu tư xây dựng gồm:

- Hình thức tổ chức QLDA đầu tư xây dựng

- Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực, một dự án - Thuê tư vấn QLDA đầu tư xây dựng

- Nội dung QLDA đầu tư xây dựng

- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

4) Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quản lý

- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và QLDA đầu tư xây dựng - Quyền và nghĩa vụ của ban QLDA đầu tư xây dựng

- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, QLDA đầu tư xây dựng - Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng - Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng

2.2.2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/8/2015 và thay thế cho nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009;

Nội dung Nghị định về QLDA đầu tư xây dựng gồm:

1) Quy định chung cho việc:

- Phân loại dự án đầu tư xây dựng, nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng.

2) Quy định cho việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng gồm:

- Yêu cầu đối với lập dự án đầu tư xây dựng

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng - Thẩm quyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở

- Chi phí lập dự án, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng - Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.

3) Quy định về tổ chức QLDA đầu tư xây dựng gồm:

- Hình thức tổ chức QLDA đầu tư xây dựng

- Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực, một dự án - Thuê tư vấn QLDA đầu tư xây dựng

- Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện QLDA - QLDA của tổng thầu xây dựng.

4) Quy định về thi công xây dựng công trình gồm:

- Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình

- Quản lý tiến độ, khối lượng thi công xây dựng công trình

- Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng - Quản lý môi trường xây dựng

- Quản lý các công tác khác.

2.2.3 Các Nghị định, thông tư liên quan đến quản lý dự án ĐTXD

1) Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

Ngày 25/3/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/5/2015 và thay thế Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009.

Ngày 14/8/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2019 để thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn chi tiết.

2) Nghị định của Chính phủ về hợp đồng xây dựng:

Ngày 22/4/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/6/2015 và thay thế cho Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010, nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013;

3) Nghị định của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng:

Ngày 12/5/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 và thay thế cho nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010, nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013...

4) Các thông tư liên quan:

- Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Theo đó, hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau: Đối với từng gói thầu cần nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế, có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn hay không, lựa chọn nhà thầu qua mạng hay không trên cơ sở phù hợp

với quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp lựa chọn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì không cần giải trình lý do áp dụng; trường hợp áp dụng đấu thầu quốc tế thì cần giải trình lý do áp dụng đấu thầu quốc tế.

- Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 27/11/2015 quy định mới về tổ chức lựa chọn nhà thầu, quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2016

- Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/03/2016.

- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp CTXD và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2016.

- Thông tư số 18/2015/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2016.

- Thông tư số 04/VBHN-BXD ngày 30/9/2019 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)