Vị trí ký sinh: Thân
TLCN (%): 7,0; CĐCN: 1,6 trùng/cá
Hình 3.25. Corallana grandiventra Ho et Tonguthai, 1992 A: Mặt lưng, B: Mặt bụng, C: Chân bò 1-6
Hình 3.26. Một số phần phụ của Corallana grandiventra
1: Anten 1, 2: Anten 2, 3: Chân bò 1, 4: Chân bò 2, 5: Chân bò 3, 6: Chân bò 4, 7: Chân bò 5, 8: Chân bò 6, 9: Đuôi, 10: Mấu đuôi.
1 3 8 2 4 5 6 7 9 10
Mô tả hình thái: Cơ thể lồi, hình ô van kéo dài; hai mép bên gần song song, nửa hình trụ. Giữa phần đầu ngực có màu đen, nhìn mặt bụng thấy rõ màu đen. Có hai mắt kép rõ ràng. Anten I ngắn, phân nhiều đốt. Anten II dài gần hết đốt ngực thứ 4, đây là đặc điểm phân loại giữa loài này và loài Alitropus typus Ewards, 1940 (loài Alitropus typus Ewards, 1940 anten II chỉ dài gần hết đốt ngực thứ 2 [8]). Phần gốc anten II phân 5 đốt, phần ngọn phân nhiều đốt. Đôi chân ngực từ thứ 1 đến thứ 3 có đốt cuối cùng phía ngoài (đốt ngón) phát triển thành móc câu để bám. Đôi chân ngực từ thứ 4 đến thứ 6 có đốt ngón kém phát triển, dùng để bò. Đốt thứ VI cuối cùng của phần bụng dạng gần hình tam giác, hai bên phân hai nhánh, trên các nhánh đều có lông cứng phát triển. Kích thước cơ thể: chiều dài 6 – 9 mm, chiều rộng 2 - 3 mm. Cá biệt có cá thể dài 12 mm và rộng 5 mm.
Hà Ký & Bùi Quang Tề (2007) cũng bắt gặp loài này trên thân cá thát lát, cá trắm cỏ và cá trắm đen thu mẫu tại Bắc Ninh, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Bạc Liêu và Cà Mau. Kích thước cơ thể trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Hà Ký & Bùi Quang Tề (2007) [8].
Theo Bùi Quang Tề (2007) ở phá Tam Giang, Thừa Thiên - Huế, rận cá đã tấn công cá trắm cỏ nuôi lồng từ tháng 10 năm 2006 và chúng đã gây ra bệnh làm cá chết hàng loạt. Rận Corallana là mối nguy đáng quan tâm của nghề nuôi cá lồng trên sông hồ nước ngọt và vùng nước lợ. Khu nuôi lồng cá trắm cỏ và cá trắm đen trên sông Hoàng Long - Ninh Bình thường bị rận tấn công và có thể gây cho cá chết hoặc làm cá bị thương tạo điều kiện cho bệnh nhiễm khuẩn phát triển. Giống này cũng đã phát hiện thấy ở các trại cá nước ngọt và chợ cá ở Thái Lan. Chúng đã gây bệnh ở 20 loài cá được kiểm tra: cá lóc đen (Channa striata), cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis), cá chép (Cyprinus carpio),… [8].
Theo Bùi Quang Tề (2006), các vết thương khi rận cá Corallana đốt hút máu viêm đỏ, xuất huyết dễ nhầm với bệnh đốm đỏ do vi khuẩn.
Ở các lồng cá trắm cỏ nuôi ở Gia Lương - Bắc Ninh ban đêm từ 20 - 24h rận đốt làm cá khó chịu nhảy lung tung. Có lồng nuôi cá trắm cỏ rận Corallana đốt sau 1 đêm làm chết 1/3 số cá trong lồng. Rận Corallana ký sinh ở nhiều loài cá nước ngọt, nước lợ và nước biển. Ngoài ra theo một số báo cáo Corallana spp. ký sinh trên cả tôm nước ngọt tự nhiên. Ở Việt Nam đã gặp ở cá trắm cỏ nuôi lồng, cá tai tượng, cá bống tượng, cá song... Ðặc biệt là ở cá trắm cỏ nuôi lồng ở các tỉnh phía Bắc thường xuyên bị rận
đốt. Ở Thái Nguyên nuôi cá trắm cỏ phải làm lưới màn để tránh rận tấn công. Ðây là một trong những bệnh nguy hiểm của cá nuôi lồng bè [15].
Loài rận cá Corallana grandiventra chỉ bắt gặp ký sinh trên cá diếc ở Chí Thạnh với TLCN 25,5% và CĐCN 1,6 trùng/cá. Các vết thương khi rận cá Corallana grandiventra đốt hút máu bị viêm đỏ, xuất huyết.