Loài Bothriocephalus sp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 67 - 69)

Vị trí ký sinh: Ruột

TLCN (%): 2,0; CĐCN: 9,0 trùng/cá

Hình 3.20. Bothriocephalus sp.

A, B: Đốt đầu (A- Mẫu tươi, B- mẫu vẽ); C- Đốt giữa; D- Đốt cuối; E- Trứng.

A B

E

Mô tả hình thái: Tổng chiều dài thân sán 47,5 ± 6,5 mm (40,0 – 55,0 mm), chiều rộng thân 1,3 ± 0,4 mm (1,0 – 2,0 mm). Ðốt đầu lớn, có dạng hình tim, chiều dài đầu của một cá thể khoảng 0,4 mm, chiều rộng khoảng 1,9 mm, có 2 rãnh ngoạm ở hai bên để bám chắc vào tổ chức của ký chủ. Thân có màu trắng sữa, dài, được phân ra làm nhiều đốt, đốt càng gần đầu càng nhỏ, ngắn, đốt càng xa đầu càng lớn và dài. Sán dây

Bothriocephalus sp. không có cơ quan tiêu hoá, sự tiêu hoá thực hiện bằng thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

Cơ quan sinh dục: Bothriocephalus sp. có nhiều đốt thân, mỗi đốt thân có một cơ quan sinh dục hoàn chỉnh. Các đốt càng gần đầu càng non, càng xa đầu càng già, đốt cuối cùng già nhất. Ðốt chưa thành thục có chiều rộng lớn hơn chiều dài. Mỗi đốt thành thục có một hệ thống sinh dục đực và cái hoàn chỉnh.

Trứng có màu trắng xám, hình bầu dục, có nắp đậy, kích thước trứng 0,049 ± 0,002 (0,045 – 0,051) x 0,033 ± 0,003 (0,03 – 0,04) mm.

Loài này có cấu tạo đốt đầu giống với loài Bothriocephalus acheilognathi

Yamaguti, 1934 ký sinh ở cá chép đã được mô tả bởi Choudhury (2006) [27, 40]. Theo Bùi Quang Tề (2006) khi ký sinh với cường độ thấp, tác hại chủ yếu của

Bothriocephalus sp. là hút chất dinh dưỡng của ký chủ, ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khi cảm nhiễm với cường độ cao, ruột phồng to, túi dạ dày đường kính tăng 3 lần. Tế bào tổ chức ruột bị phá huỷ, thành ruột bị mỏng, trọng lượng cơ thể giảm. Tế bào sắc tố đen tăng. Cá có hiện tượng thiếu máu, cá thường tách đàn hay nổi đầu lên mặt nước đớp không khí. bỏ ăn, bị nhiễm nặng có thể chết. Ở Trung Quốc Bothriocephalus ký sinh ở cá giống trắm cỏ làm cho cá chết nghiêm trọng. Bothriocephalus còn tiết chất độc phá hoại tế bào tổ chức của cá. Giống Bothriocephalus phân bố rộng ở các nước trên thế giới. Ở nước ta gặp ký sinh trên cá chép, cá trê, cá quả, cá măng, lươn và cả trên cá biển [15].

Loài Bothriocephalus sp. bắt gặp ký sinh trên cá diếc ở thị trấn Chí Thạnh và xã Hòa Xuân Đông với TLCN tương ứng là 1,8% và 3,7% và CĐCN là 30 trùng/cá và 2 trùng/cá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 67 - 69)