Loài Gyrodactylus hronosus Zitnan, 1964

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 63 - 65)

Vị trí ký sinh: Da, vây và mang

TLCN (%): 36,3; CĐCN: 7,2 trùng/lam

Hình 3.16. Gyrodactylus hronosus Zitnan, 1964

Hình 3.17. Một số cơ quan để phân loại Gyrodactylus hronosus

A: Cặp móc giữa (1), thanh nối lưng (2), thanh nối bụng (3), nếp dọc (fold) (4); B: Móc rìa. B 2 3 1 4 A

Mô tả hình thái: Kích thước cơ thể trung bình, chiều dài 479,2 ± 92,7 µm (250,0 – 610,0 µm), chiều rộng 100,3 ± 17,7 µm (70,0 – 140,0 µm). Hầu kéo dài, kích thước 26,3 ± 8,8 (20,0 – 32,5) x 28,75 ± 1,8 (27,5 – 30,0) µm. Móc giữa có tổng chiều dài 50,9 ± 1,1 µm (49,0 – 54,0 µm); chiều dài cơ bản 40,0 ± 2,4 µm (33,0 – 42,0 µm), móc câu 26,3 ± 0,8 µm (25,0 – 27,0 µm). Tổng chiều dài móc rìa 27,25 ± 1,1 µm (25,0 – 29,0 µm). Kích thước thanh nối lưng 2,0 x 22,9 ± 2,0 µm (20,0 – 25,0 µm), thanh nối bụng 4,3 ± 0,5 (4,0 – 5,0) x 19,0 ± 0,7 (18,0 – 20,0) µm.

Hình dạng chung của móc giữa rất giống với loài Gyrodactylus rarus Wegener, 1909. Tuy nhiên phần giữa thanh nối bụng của Gyrodactylus hronosus có kích thước và độ sâu của phần lõm nhỏ hơn so với Gyrodactylus rarus, móc giữa bên phải phần đầu thẳng chứ không cong như của Gyrodactylus rarus (Hình PL5 - Phụ lục) [67, 71].

Kích thước của một số chỉ tiêu phân loại trong nghiên cứu này đều nằm trong khoảng dao động so với kết quả nghiên cứu của Bayepa (1985) [71]. Chiều dài cơ thể trong nghiên cứu này có khoảng dao động lớn hơn so với nghiên cứu của Bayepa. Tuy nhiên kích thước của cơ thể có sự thay đổi tùy thuộc vào trạng thái cơ thể. Kích thước chiều rộng thanh nối lưng trong trong nghiên cứu này và nghiên cứu của Bayepa là bằng nhau (Bảng PL8 - Phụ lục).

Zitnan (1964) đã công bố bắt gặp loài sán này trên loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép có tên khoa học là Alburnus alburnus (Linnaeus,1756). Tuy nhiên các số liệu và mô tả về loài này cho đến nay vẫn chưa được công bố [80]. Dzika (2008) cũng đã công bố bắt gặp loài này ký sinh trên da, mang, vây và khoang mũi của một loài cá ở Ba Lan nhưng không nói rõ là loài cá nào, các mô tả về loài này vẫn chưa được tác giả công bố [73].

Ở Việt Nam, Hà Ký và Bùi Quang Tề cũng đã tiến hành nghiên cứu KST ở cá diếc, tuy nhiên các tác giả chỉ công bố bắt gặp 6 loài sán lá đơn chủ thuộc giống

Dactylogyrus là: D. intermedius, D. wegeneri, D. arquatus, D. anchoratus, D. inexpestatus, D. baueri và 1 loài thuộc giống Gyrodactylus là loài G. medius mà không tìm thấy loài Gyrodactylus hronosus [8, 13]. Có thể đây là lần đầu tiên loài sán này được tìm thấy ở cá diếc ở Việt Nam.

Loài sán lá đơn chủ đẻ con Gyrodactylus hronosus bắt gặp ký sinh trên cá diếc ở cả xã An Mỹ, thị trấn Chí Thạnh và xã Hòa Xuân Đông với TLCN tương ứng là 34,4%, 5,5% và 58,5% và CĐCN là 9,2 trùng/lam, 1,2 trùng/lam và 6,4 trùng/lam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)