Loài Eudiplozoon nipponicum (Goto, 1891)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 65 - 67)

(Tên đồng nghĩa: Diplozoon nipponicum Goto, 1891; Sindiplozoon nipponicum

Khotenovsky, 1981) Vị trí ký sinh: Mang

TLCN (%): 7,0; CĐCN: 1,8 trùng/cá

Hình 3.18. Eudiplozoon nipponicum (Goto, 1891)

Hình 3.19. Một số cơ quan quan để phân loại Eudiplozoon nipponicum

A: Cuối phía trước cơ thể, B: Van bám (1- mẫu tươi, 2- mẫu nhuộm carmin). Mô tả hình thái: Cơ thể chia làm 2 phần, tổng chiều dài thân 1,85 ± 0,64 (1,33 - 2,82) mm, chỗ rộng nhất 0,50 ± 0,24 (0,29 – 0,75) mm. Chiều dài phần trước thân 0,55 ± 0,38 (0,57 – 0,85) mm, chiều dài phần sau thân 0,05 ± 0,007 (0,04 – 0,06) mm. Phần trước thân hình lá rõ gấp nếp. Đoạn trước và sau thân thể hiện rõ nếp gấp Cuticul, nếp gấp này phát triển mạnh ở đoạn giữa. Đoạn sau hình dạng bình thường. Kích thước giác bám 0,05 ± 0,004 (0,04 – 0,05) x 0,06 ± 0,005 (0,05 – 0,06) mm. Hầu tròn, kích thước 0,05 ± 0,006 (0,04 – 0,06) mm. Hệ kitin gồm một đôi móc giữa và 4 đôi van bám. Van bám hầu như bằng nhau về kích thước, chiều dài van bám 0,17 ± 0,04 (0,11 – 0,22) mm. Chiều rộng đôi thứ nhất nhỏ hơn một ít so với các đôi còn lại. Kích thước về chiều rộng: Van I: 0,06 ± 0,007 (0,06 – 0,07) mm; van II: 0,07 ± 0,005 (0,06 – 0,08) mm; van III: 0,08 ± 0,005 (0,08 – 0,09) mm và van IV: 0,10 ± 0,002 (0,08 – 0,12) mm.

Kích thước của các chỉ tiêu phân loại có sự khác nhau giữa các nghiên cứu khác nhau. Chiều rộng của 4 đôi van bám đo được trong nghiên cứu này nằm trong khoảng dao động so với nghiên cứu của Goto (1891) [4] (Bảng PL9 - Phụ lục).

Giống Eudiplozoon thuộc phân họ Diplozoinae Palombi, 1949 được xác lập bởi Khotenovsky, 1984 dựa trên các đặc điểm chính: có 2 tuyến đầu lớn ở ngay trước giác

B

2 1

bám và phần chứa van bám phình rộng. Cho tới nay, mới chỉ phát hiện 1 loài thuộc giống này và là loài chuẩn của giống Eudiplozoon (E. nipponicum). Loài E. nipponicum được Goto (1891) phát hiện lần đầu tiên ở cá nước ngọt Nhật Bản với tên khoa học cũ Diplozoonnipponicum. Loài này cũng được phát hiện cả ở cá nước ngọt ở LB Nga, CH Séc [4].

Loài sán đơn chủ song thân này cũng được Oганесян (2009) tìm thấy ký sinh ở mang cá chép nuôi tại các trang trại của Ukraina [69]. Hodová và Sonnek (2009) cũng bắt gặp loài này trên mang trên cá chép (Cyprinus carpio) ở Cộng Hòa Séc [38].

Hà Ký và Bùi Quang Tề cũng đã công bố bắt gặp loài sán đơn chủ Diplozoon nipponicum ký sinh trên mang cá chép, cá he đỏ (Barbodes altus), cá trắng (Systomus binotatus), cá chài (Leptobarbus hoevenii) thu mẫu tại Bắc Cạn (Hồ Ba Bể), Hải Phòng, Hà Nội, Đắc Lắc, An Giang, Đồng Tháp [8].

Loài sán đơn chủ song thân Eudiplozoon nipponicum chỉ bắt gặp ký sinh ở cá diếc thu tại ở xã An Mỹ và thị trấn Chí Thạnh với TLCN tương ứng là 3,1% và 21,8% và CĐCN là 1,5 trùng/cá và 1,8 trùng/cá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)