Loài Epistylis sp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 53 - 54)

Vị trí ký sinh: Vây, vẩy

TLCN (%): 12,4;CĐCN: 31,7 trùng/TTK

Hình 3.7. Epistylis sp.

Mô tả hình thái: Thân có dạng hình chuông với cuống dài. Chiều dài (không kể cuống thân) dao động từ 70,0 – 200,0 µm, trung bình 111,1 ± 31,4 µm. Chiều rộng dao động từ 40,0 – 130,0 µm, trung bình 63,9 ± 20,1 µm. Chiều dài cuống thân dao động từ 87,5 – 157,5 µm, trung bình 122,5 ± 49,5 µm. Nhân lớn hình móng ngựa. Loài

Epistylis sp. sống tập đoàn, mỗi tập đoàn có rất nhiều tế bào. Đặc điểm để phân biệt với giống Zoothamnium là cuống không co rút, bản thân tế bào có thể kéo vòng lông rung ở phía trước miệng vào trong lòng cơ thể [13]. Cuống phân nhánh đều.

Epistylis sp. không những ký sinh trên nắp mang, các vây và vẩy của cá diếc mà còn ký sinh cả trên thân của loài giáp xác ký sinh Lernaea cyprinacea (nếu cá bị nhiễm loài giáp xác này). Khi cá bị nhiễm Epistylis sp. vẩy trên thân cá sẽ bong tróc ra và gây xuất huyết những vị trí chúng ký sinh. Cá bị mòn vây, cụt đuôi khi bị Epistylis

sp. ký sinh (Hình PL4 - Phụ lục).

Theo Lom và Dyková (1992) có 5 loài thuộc giống Epistylis đã được phát hiện ký sinh trên các loài cá nước ngọt [50].

Theo Đỗ Thị Hòa và cộng sự (2004) thì cá, ba ba, ếch và tôm nước ngọt là những ký chủ của giống này. Trùng loa kèn thường bám trên da, vây và mang cá, sự ký sinh của trùng loa kèn làm ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng của cá. Ở giai đoạn ấu trùng của tôm, cá trùng loa kèn cản trở sự hoạt động của ấu trùng và gây chết rải rác [7].

Loài Epistylis sp. chỉ bắt gặp ký sinh ở cá diếc thu mẫu ở Hòa Xuân Đông với TLCN 30,5% và CĐCN 31,7 trùng/TTK.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá diếc (carassius auratus auratus (linnaeus, 1758)) tại tỉnh phú yên (Trang 53 - 54)