II. Những hạn chế của dự thảo Luật HTX sửa đối đối với quyền tự chủ của HTX
3. Hạn chế kinh doanh của HTX là trái cơ chế thị trường và gây bất lợi cho chính xã viên HTX
Việc dự thảo Luật HTX hạn chế tỷ lệ cung cấp sản phẩm của HTX ra ngoài thị trường là không phù hợp với nguyên tắc thị trường và mâu thuẫn với nguyên tắc tự chủ của HTX với tư cách là một tổ chức kinh doanh, bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Việc quy định hạn chế tỷ lệ tham gia thị trường của HTX là làm thiệt hại trực tiếp cho xã viên và cho sự phát triển của HTX trong nền kinh tế thị trường.
Thông thường, HTX lựa chọn phân khúc thị trường chính cho mình là các xã viên. Nhưng HTX hoàn toàn có quyền mở rộng, phát triển kinh doanh. Bên cạnh các xã viên, HTX có quyền đưa các sản phẩm dịch vụ của mình tới thị trường, tới cộng đồng. Đây chính là tính xã hội rất cao, tính nhân văn cao cả của mô hình HTX rất đáng trân trọng và rất cần khuyến khích.
Tự do tiếp cận với thị trường không chỉ là sự thể hiện tính năng động của HTX trong kinh tế thị trường mà còn khẳng định quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của HTX: kinh doanh những gì, ở đâu mà luật pháp không cấm. Các xã viên với tư cách là người chủ của HTX sẽ tự quyết định vấn đề kinh doanh và thị trường sao cho họ có được lợi ích nhiều nhất. Không thể biến HTX kiểu mới ngày nay thành những HTX tự cung tự cấp trong nền kinh tế kế hoạch tập trung và bao cấp như trước kia. Nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường và trên hết chính các xã viên HTX không chấp nhận như vậy.
Nếu HTX bị hạn chế kinh doanh, bị hạn chế tiếp cận thị trường theo chủ ý của dự thảo Luật HTX thì người chịu thiệt đầu tiên lại chính là các xã viên. Chẳng hạn, khi năng lực cung cấp dịch vụ sản phẩm dư thừa, đặc biệt HTX trong thời kỳ đầu mới thành lập thường chỉ có 7-15 thành viên, HTX không thể tồn tại với một số khách hàng ít ỏi như vậy. Mặt khác, một đặc điểm kinh doanh của HTX mang tính lợi thế là “mua chung” và “bán chung” với số lượng lớn để có giá tốt nhất, đơn hàng tốt nhất. Vì vậy, trong kinh tế thị trường, HTX đương nhiên phải năng động tìm cả khách hàng chưa là thành viên, người ngoài thành viên để đem lại lợi ích tốt nhất cho chính các HTX hiện hữu. Về lâu dài, chính khách hàng chưa phải là thành viên sẽ là thành viên tiềm năng của HTX. Tuy nhiên, HTX không thể đợi kết nạp khách hàng rồi mới bán hàng hay phục vụ dịch vụ. Cơ chế thị trường
không chấp nhận như vậy. HTX phải làm những gì tốt nhất, đem lại lợi ích, đem lại sự hài lòng cho xã viên của mình.
Có rất nhiều ví dụ cụ thể và sinh động cho điều này. Ví dụ thứ nhất: Một HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hưng Yên mua sắm máy cày để làm dịch vụ đất. Nếu chỉ làm dịch vụ cho mỗi 150 hộ xã viên trong thôn thì máy cày chỉ “đủ việc” trong một tuần. Vì thế, HTX nhận làm đất cho 500 hộ không phải là xã viên của 3 thôn khác. Nhờ đó, HTX đã tránh lãng phí đầu tư máy cày, giảm chi phí khấu hao, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Không chỉ thế, nhờ dịch vụ cho cả người ngoài xã viên mà phí dịch vụ làm đất của HTX được giảm xuống còn 30%. Nếu HTX không quyết định mở rộng thị trường như vậy vô hình chung người bị thiệt là chính xã viên khi phải chịu phí dịch vụ làm đất lớn.
Ví dụ thứ 2: Một HTX sản xuất thanh long ở Long An nhận được hợp đồng xuất khẩu thanh long sang Đài loan, với điều kiện mỗi tuần phải có đủ một container 20 tấn. HTX thu mua hết sản phẩm của cả 16 xã viên mới chỉ đạt 7-8 tấn mỗi tuần. Và nếu không nhận thu mua 12-13 tấn thanh long của gần 50 hộ ngoài xã viên khác thì HTX không thể nào đáp ứng đủ yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Lúc này, nếu từ chối làm đầu ra cho người ngoài xã viên là làm thiệt hại cho chính xã viên của mình, HTX sẽ không tiêu thụ được hàng cho xã viên.
Việt Nam được trao giải HTX nghề cá điển hình thế giới 2012:
HTX thủy sản Thới An (Cần Thơ): Những bài học có tính thực tiễn
Thu,14/06/2012 – 03:39:09 PM
Hợp tác xã (HTX) thủy sản Thới An (Cần Thơ) và ông Nguyễn Ngọc Hải (Chủ nhiệm HTX Thới An) vinh dự được Tổ chức HTX Nghề cá quốc tế trao tặng giải thưởng HTX nghề cá và xã viên điển hình thế giới năm 2012.
Với đội đánh bắt cá hơn 100 lao động, trong 3 năm gần đây, trung bình mỗi năm cung ứng được từ 17.000 – 20.000 tấn cá tra, tổng doanh thu từ 250 – 300 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế đạt từ 8 – 10 tỷ đồng/năm, HTX thủy sản Thới An (quận Ô Môn – Tp.Cần Thơ) thực sự là một điểm sáng trong khu vực kinh tế HTX nói chung và lĩnh vực thủy hải sản nói riêng. Kinh
nghiệm từ HTX thủy sản Thới An là những bài học có tính thực tiễn, khẳng định vai trò, vị thế và xu thế của kinh tế hợp tác, HTX và tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế hợp tác, HTX...
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, HTX Thới An đã nỗ lực không ngừng, hỗ trợ xã viên trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tiếp nhận, chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật có hiệu quả, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo trong nông thôn.
Không có vốn, HTX không tồn tại
Mô hình HTX là sự lựa chọn của những người dân nuôi cá tra nhỏ lẻ ở Thới An, vì hợp tác để tương trợ lẫn nhau, để phát huy sức mạnh tập thể. Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thới An, cho biết: “Để hình thành HTX là một quá trình không đơn giản như thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH. Trước hết, các sáng lập viên phải xác định nhu cầu chung, vạch kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng và vận động niềm tin, sự đồng thuận của người tham gia”.
Dịch vụ hỗ trợ của HTX Thới An rất đa dạng, bao gồm: tìm và cung cấp nguồn cá giống, cung cấp thức ăn cho cá, hợp đồng bao tiêu sản phẩm;
chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật nuôi, kỹ thuật thu hoạch bắt cá cho xã viên. Ngoài việc làm trung gian tổ chức tín dụng nội bộ trong xã viên, HTX đã tìm cách liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác dưới hình thức doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm nhưng phải cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cho xã viên thông qua sự hướng dẫn và điều phối của HTX.
Theo ông Hải, nuôi cá tra xuất khẩu đòi hỏi phải có vốn lớn. Và thiếu vốn cũng là khó khăn chung của các HTX thủy sản. Khi các xã viên nuôi cá không đủ vốn cho chính mình thì rất khó hi vọng họ góp vốn nhiều cho HTX. Vì vậy, để tồn tại và phát triển được, HTX Thới An phải rất linh hoạt và mạnh dạn mới có vốn để hoạt động.
Trả lời câu hỏi của một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Hải thẳng thắn cho biết, thực ra trong số 36 xã viên chỉ có 20 người thực sự là nuôi cá tra.
16 xã viên còn lại chỉ là người góp vốn lấy lãi, không hề nuôi cá và sử dụng
dịch vụ của HTX. Ông Hải khẳng định, nếu cứng nhắc chỉ kết nạp người nuôi cá, không ai bỏ vốn thì HTX chẳng còn tồn tại được. Và người chịu thiệt chính là xã viên HTX đang nuôi cá tra.
Ông Chủ nhiệm HTX có đầu óc kinh doanh nhạy bén này khẳng định, mô hình HTX kiểu mới là vậy, phải mạnh dạn theo xu thế thị trường thì mới có được HTX Thới An như hiện nay. Ông Hải tự hào cho biết thêm, rất nhiều người, kể cả cán bộ công chức, sẵn sàng bỏ vốn vào HTX vì hiệu quả rõ ràng. Ai cũng có lợi. Tất cả xã viên, dù có sử dụng dịch vụ hay không sử dụng dịch vụ đều rất hài lòng với HTX. Điều quan trọng là HTX đã mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho họ.
Uyển chuyển, linh hoạt để giữ uy tín
Trong một ví dụ khác, ông Hải cho biết thêm, HTX Thới An phải rất uyển chuyển theo thị trường. Khi ký được hợp đồng tiêu thụ hoặc nếu doanh nghiệp chế biến cần cá gấp, nếu xã viên không cung cấp đủ lượng cá cần thiết thì HTX đi gom mua của rất nhiều người khác để có đủ đơn hàng. Nhờ thế mà HTX giữ uy tín được với doanh nghiệp bao tiêu, bảo đảm quan hệ hợp tác lâu dài. Cuối cùng người được hưởng lợi vẫn là xã viên, cho dù không phải lúc nào họ cũng có cá bán. Nếu duy ý chí, không linh hoạt, năng động tìm nguồn cá từ hộ ngoài xã viên thì HTX sẽ mất uy tín, mất đơn hàng, gây thiệt hại cho chính xã viên của mình.
Nguồn:www.vnbusiness.vn/index.php?q=articles/htx-thủy-sản-thới...
Nguyễn Văn Sơn – Đại biểu Quộc hội Hà Tĩnh khóa XIII, tại phiên họp thứ 3, ngày19/06/2012
Về Đề án sửa đổi, bổ sung về Luật hợp tác xã, chúng tôi thấy một đề án chuẩn bị khá đầy đủ, công phu và trong này những vấn đề kỹ thuật pháp luật, chúng tôi thấy khá toàn vẹn. Nhưng ở đây tôi xin nêu 3 vấn đề.
Thứ nhất là, bản chất của hợp tác xã để từ đó có một định nghĩa sát với thực tế Luật HTX năm 2003 và Nghị quyết Trung ương 5, chúng ta đã có những chủ trương lãnh đạo, cũng như sự điều chỉnh của luật. Nhưng Luật chưa thực sự vào cuộc sống chưa thực sự đến với nhân dân, đến với đời sống sản xuất.
Cho nên vấn đề xác định bản chất của hợp tác xã ở đây phải rõ nét hơn.
Chúng tôi cho rằng, với tinh thần như trong Luật nêu thì yếu tố kinh tế ở đây phải khẳng định, trước hết hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, nhưng bản chất của nó phải mang tính chất của một doanh nghiệp, mang tính chất xã hội. Nếu chúng ta không khẳng định được tính chất kinh tế ở bản chất một doanh nghiệp thì sự vào cuộc và nhu cầu kinh tế-xã hội của nhân dân để hợp tác với nhau sẽ có vấn đề. Đây là một việc chúng ta thấy cần được khẳng định.
Thứ hai là, quyền cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ra ngoài hợp tác xã. Ở đây chúng ta không nên có hạn chế mà vấn đề là cơ chế phân bổ hiệu quả đó, những dịch vụ đó nó khác với doanh nghiệp là tính chất vì lợi ích của các thành viên, tối đa hóa lợi ích cho các thành viên do đó không ảnh hưởng đến bản chất hợp tác xã và phải có giải pháp để chúng ta kiểm tra, xử lý những người lợi dụng, không thể vì việc có thể bị lợi dụng mà chúng ta lại hạn chế việc cung ứng các dịch vụ ra ngoài. Vì nhiều loại hình hợp tác xã cần thiết đầu vào sản xuất, đầu ra sản phẩm, tất cả những yếu tố này hết sức cần thiết.