II. Những hạn chế của dự thảo Luật HTX sửa đối đối với quyền tự chủ của HTX
6. Phân chia lợi nhuận của HTX
Về mặt pháp lí và nguyên tắc của một tổ chức kinh doanh, như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính, HTX có quyền tự quyết, thông qua điều lệ hay Đại hội xã viên về sử dụng lợi nhuận mà họ làm ra. Bởi vì HTX là của xã viên, xã viên là chủ sở hữu của HTX nên chỉ có xã viên mới được toàn quyền quyết định sử dụng phân phối lãi sau khi sử dụng nghĩa vụ thuế, tài chính.
HTX là tổ chức kinh doanh tư chủ, tự chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của xã viên, bình đẳng với loại hình doanh nghiệp khác. Khi hoạt động hiệu quả, HTX chắc chắn sẽ có lợi nhuận. Việc phân phối, sử dụng lợi nhuận này như thế nào cũng là một vấn đề được HTX và các xã viên hết sức quan tâm. Tuy nhiên, dự thảo Luật HTX lại chủ trương hạn chế chia lãi theo vốn góp, khuyến khích chia lãi chủ yếu theo cái gọi là theo mức độ sử dụng dịch vụ.
Trái ngược với thông lệ quốc tế và các qui định theo Luật HTX hiện hành, dự thảo Luật HTX sửa đổi đã có những qui định mới về việc phân phối, sử dụng lợi nhuận của HTX.
Đáng tiếc rằng, những qui định đó không chỉ chung chung, khó hiểu, khó áp dụng mà
Ví dụ điển hình tại một Quỹ tín dụng nhân dân.
Một thành viên góp 200 triệu đồng nhưng trong năm không có nhu cầu chỉ vay vốn có 05 triệu
nghiêm trọng hơn là đã gây bức xúc cho HTX và xã viên. Dự thảo dù chưa chắc thực sự có chiều hướng như thế, nhưng các qui định trong đó đã gây khó và gây hại cho HTX và sự phát triển chung của cả hệ thống HTX.
Trái với Luật HTX hiện hành, dự thảo Luật (sửa đổi) vẫn qui định lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ với nhà nước là phải “chủ yếu chia theo mức độ sử dụng dịch vụ” và chỉ
“một phần” chia theo vốn góp. Chưa nói đến đúng sai, riêng việc Luật dùng các khái niệm chung chung như vậy là rất không ổn, không biết hiểu thế nào và áp dụng ra sao. Mức lợi nhuận “chủ yếu” là bao nhiêu, 90% hay 51%? Còn thế nào là “một phần”, là 20% hay là 49% đây?
Dự thảo Luật đã hiểu không chỉ sai mà còn hoàn toàn không hợp lí, không thực tế về việc chia lãi chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ HTX. Chắc chắn sẽ có nhiều tranh cãi và cả nhiều ví dụ chứng minh sự bất công và bất hợp lí của dự thảo. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy qui định phân phối, sử dụng lợi nhuận theo cái gọi là “mức độ sử dụng dịch vụ” rất phi lí, bất công cho những người góp nhiều vốn. Và chỉ riêng lí do đó đã đủ khiến dự thảo Luật khó mà khả thi, có thể áp dụng trên thực tế. Nếu áp dụng sẽ đem lại hậu quả khó lường.
đồng nên hết năm chỉ được chia có 1,5 triệu đồng tiền lãi. Trong khi đó thành viên khác góp có 100.000 đồng nhưng trong năm vay vốn 02 lần, tổng cộng 80 triệu đồng. Cuối năm người này được chia lãi những 12 triệu đồng. Có một ví dụ khác rất phổ biến tại một HTX dịch vụ môi trường. Khi thành lập, cán bộ cốt cán HTX, gương mẫu góp 30 triệu đồng. Nhưng gia đình cán bộ HTX này có ít rác, mỗi tuần HTX chỉ thu gom 02 lần. Vì ít sử dụng dịch vụ nên chỉ được chia có 500.000 đồng tiền lãi. Trong khi đó gia đình thành viên khác kinh doanh tại nhà góp vẻn vẹn có 1 triệu đồng nhưng ngày nào cũng phải gom rác (do kinh doanh). Hết năm gia đình thành viên này được chia lãi 3 triệu đồng vì sử dụng dịch vụ nhiều!
Cụ thể là những người có khả năng góp vốn cảm thấy quá bất công và thiệt thòi, không muốn góp vốn nhiều. Những người đã “trót” góp nhiều thì bằng cách này hay cách đòi rút bớt vốn. Hậu quả nhãn tiền là ai gia nhập HTX cũng chỉ góp vốn ở mức tối thiểu, càng ít càng tốt. Các HTX sẽ có năng lực tài chính kém, thiếu vốn, hoạt động khó khăn, không tồn tại và phát triển được.
Chính vì vậy, sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ đóng góp khác, HTX phải được tự quyết định việc chia lợi nhuận mà họ làm ra thông qua điều lệ, Đại hội xã viên. Việc chia lợi nhuận theo vốn góp sẽ bảo đảm hợp lí, công bằng với người góp vốn lớn, tạo điều kiện cho HTX thu hút được thành viên có khả năng, giúp HTX có năng lực tài chính, có vốn hoạt động. Người góp vốn ở mức độ khác nhau sẽ được chia lợi nhuận khác nhau nhưng vẫn chỉ có một quyền biểu quyết bình đẳng như nhau trong mọi vấn đề. Do đó HTX vẫn không hề bị người góp vốn lớn chi phối, HTX vừa phát triển bền vững, vừa vẫn có thể thể hiện tính xã hội, tính nhân văn rất cao và rất đáng trân trọng của mình.
Dự thảo Luật HTX (sửa đổi) : Đây là một bước lùi
- Phan Văn Công, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ-
Theo tôi, đây thực sự là một bước lùi trong việc quan tâm và tạo điều kiện cho HTX thành lập và phát triển. Một số nội dung tích cực được quy định ở Luật HTX 2003 lại bị bỏ đi hoặc sửa đổi theo hướng chặt chẽ, khó khăn hơn như khái niệm HTX được thể hiện khá rõ ở Điều 1 Luật HTX 2003, còn khái niệm HTX được thể hiện trong Điều 4 dự thảo Luật sửa đổi vừa không đầy đủ, vừa không thể hiện rõ được bản chất HTX là một loại hình doanh nghiệp đặc thù. Hoặc chính sách của Nhà nước đối với HTX (Điều 3 Luật hiện hành) là khá rõ, nhưng Điều 6 dự thảo lại là một bước lùi. Hoặc quy định như Điều 9, 10 dự thảo Luật (sửa đổi) về quyền và nghĩa vụ của HTX vừa gò bó hoạt động của HTX lại không phù hợp với quy luật của sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng và hướng tới. Khác với HTX kiểu cũ, HTX kiểu mới có quyền tự chủ trong tất cả các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Vì vậy, tôi cũng đồng tình với các ý kiến cho rằng, cần xác định HTX là tổ chức kinh tế tập thể, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp; các nguyên tắc HTX nên giữ nguyên như Luật
HTX 2003; Tài sản không chia nên quy định phần nhà nước giao hoặc cấp, còn lại do Đại hội xã viên quyết định; Xử lý tài sản HTX khi giải thể nên theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp; Về chia lãi và phân bổ các quỹ, ngoài Quỹ dự phòng và Quỹ phát triển còn lại do Đại hội xã viên quyết định.