Về nguyên tắc, trên thế giới, các HTX được coi là doanh nghiệp hay hoạt động như doanh nghiệp. Về cơ bản, tổ chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX cũng có thế giống như bất kỳ tổ chức và sản xuất, kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào khác trên thị trường. HTX cũng là một bộ phận của thị trường, cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường với mục đích hoạt động hiệu quả, bền vững và đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã viên, theo mong muốn của họ.
Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, HTX có thể tự quyết định mô hình quản trị, điều hành của mình sao cho có thể thích nghi và phát triển trong cơ chế của nền kinh tế thị trường. Chủ sở hữu của HTX, tức là tập thể xã viên HTX, thông qua Điều lệ và Đại hội xã viên-là cơ quan nội bộ cao nhất của HTX, sẽ quyết định các vấn đề của nội bộ HTX, bao gồm cả về tầm nhìn, tổ chức bộ máy, định hướng thị trường, chiến lược kinh doanh,…. của HTX. Bên cạnh Đại hội xã viên, HTX cũng có đầy đủ các cơ quan, bộ máy giống như bất kỳ các doanh nghiệp nào khác: HĐQT (Ban quản trị), Ban kiểm soát, Ban điều hành, bộ phận kế toán, thủ quỹ, bộ phận kinh doanh, bán hàng, marketing,….
Đại diện và bảo vệ cho chủ sở hữu (tập thể xã viên) chính là HĐQT (Ban quản trị) và Ban kiểm soát. Như các loại hình doanh nghiệp khác, HTX có thể bầu hay cử thành viên Ban quản trị làm giám đốc điều hành HTX (Chủ nhiệm). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quốc tế và theo qui định của Luật HTX năm 2003 của Việt Nam, các HTX hoàn toàn có quyền thuê cán bộ không là xã viên làm quản lý điều hành, kể cả chức danh Giám đốc điều hành (Chủ nhiệm).
Theo qui định hiện hành (Luật HTX năm 2003 và Nghị định 177 hướng dẫn thi hành), cán bộ, công chức nhà nước chỉ có thể là xã viên HTX chứ không được tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành HTX. Điều này cũng tương tự như đối với trường hợp các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH của tư nhân.
Tại các nước có HTX phát triển lâu đời như Anh, Pháp, Đức, Áo, Hà Lan, Nhật Bản,… hay các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Braxin, Mexico,… kể cả các nước Đông Âu sau này như Séc, Ba Lan, Hungari, Bulgari,
Ucraine,… quan niệm rằng HTX trước hết phải là một tổ chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, phải kinh doanh và có lãi để tồn tại và phát triển bền vững. Nếu chỉ nhấn mạnh đến vai trò xã hội, HTX không kinh doanh, thì HTX sẽ chỉ là một pháp nhân dân sự, một hội ngành nghề, một tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động.
HTX phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường, phải sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, có mua, có bán trong vai trò trung gian chứ không phải mua bán cho mình với tư cách người tiêu dùng cuối cùng. Do đó ở hầu hết các nước, HTX được hiểu là một loại hình doanh nghiệp. Không ít nước, chẳng hạn như ở Anh, Đan Mạch, Áo hay cả ở Lào, không nhất thiết có Luật HTX riêng.
Ở những nước này, Luật doanh nghiệp của họ điều chỉnh cả HTX với tư cách là một doanh nghiệp đầy đủ. Những đặc trưng, đặc thù riêng của HTX được qui định trong các nghị định, hoặc luật cho phép qui định trong điều lệ HTX là đủ. Tuy nhiên, ở rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam, việc có Luật HTX riêng, qui định những đặc thù của HTX là cần thiết và góp phần tôn vinh vai trò của HTX, khuyến khích phát triển HTX. Thực tế và kinh nghiệm ở các nước cho thấy, để HTX tồn tại và phát triển bền vững, không phụ thuộc vào sự bao cấp tài chính của Nhà nước, HTX cần kinh doanh có lãi từ các sản phẩm và dịch vụ mà HTX cung cấp cho xã viên và cho xã hội. Ở nhiều nước, luật pháp và cơ quan quản lý nhà nước không có bất cứ qui định nào ràng buộc hay không cho phép HTX phục vụ xã hội, chỉ được phục vụ nội bộ xã viên của mình.
Kinh nghiệm quốc tế này cũng đã được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 13 Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) và Nghị quyết khóa 11 của Ban chấp hành trung ương Đảng về kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX. Theo đó HTX trước hết cần “lấy lợi ích kinh tế là chính”, HTX được phát triển rộng rãi đa ngành nghề, không hạn chế địa phương, địa bàn. Đây cũng là đóng góp rất lớn cho cộng đồng, cho xã hội, rất cần trân trọng khuyến khích mà Nghị quyết Hội nghị TW 5 cũng nhấn mạnh nội dung cần coi trọng lợi ích xã hội của HTX.
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA IX) VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ
(Trích NQ số 13-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương, Hà Nội ngày 18-3- 2002)
“Kinh tế tập thể” phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm các thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ.
- Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế tập thể phải trên cơ sở quan điểm toàn diện, cả kinh tế - chính trị - xã hội, cả hiệu quả của tập thể và của các thành viên.
- Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn, trong đó trọng tâm là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển; gắn với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã và một số quy định của các luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tập thể, bảo đảm tính nhất quán giữa các luật, tạo điều kiện để Luật Hợp tác xã đi nhanh vào cuộc sống theo hướng: giảm tối đa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh; thành viên hợp
tác xã bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên; phân định rõ chức năng quản lý của ban quản trị và chức năng điều hành của chủ nhiệm; chủ nhiệm có thể là xã viên hoặc người ngoài hợp tác xã do ban quản trị thuê. Hợp tác xã tự chủ, chịu trách nhiệm trong lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động phù hợp với nhu cầu thị trường.
Khuyến khích nhiều hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất... của thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho hợp tác xã.
Công khai hóa những đóng góp của thành viên.
Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1996 về trước; tiếp tục xem xét để xử lý nợ tồn đọng cho hợp tác xã phi nông nghiệp.
Giao những tài sản của hợp tác xã cũ và tài sản của Nhà nước giao cho hợp tác xã sử dụng trước đây cho hợp tác xã chuyển đổi để làm vốn không chia thuộc sở hữu chung.
Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, được vay vốn bình đẳng như doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác; các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục vay vốn đối với hộ và các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các hợp tác xã được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Hợp tác xã được vay vốn từ các chương trình, dự án quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, được làm chủ một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể. Ngân hàng nhà nước tăng cường quản lý và củng cố hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân hiện có và phát triển mới ở những nơi có đủ điều kiện; hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng nội bộ trong hợp tác xã.”
Kinh nghiệm quản trị điều hành mô hình Qũy tín dụng nhân dân
Mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được thí điểm thành lập ở Việt Nam từ năm 1993 theo Quyết định số 390/Ttg ngày 27/07/1993 của Thủ Tướng Chính phủ .
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Về mặt pháp lý, các QTDND chịu sự điều chỉnh của Luật HTX và về mặt chuyên ngành của Luật các Tổ chức tín dụng. Các QTDND chịu sự thanh tra, giám sát chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các chức danh chủ chốt của QTDND như HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc điều hành sau khi đại hội thành viên bầu phải được NHNN chuẩn y trên cơ sở các tiêu chuẩn về đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 do Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, áp dụng từ 01/01/2011, các QTDND đều là các doanh nghiệp như các loại hình doanh nghiệp khác. Tại Điều 4, khoản 1 của Luật này qui định rõ như sau: “Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”
Theo đánh giá của các các cơ quan Trung ương và địa phương, QTDND là lĩnh vực hoạt động an toàn, bền vững và phát triển tốt nhất trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề kinh tế của khu vực HTX nói chung. Các QTDND đã thực hiện tương trợ, hỗ trợ thành viên và người dân trên địa bàn, thu hút tối đa nguồn vốn tại chỗ đáp ứng một phần vốn quan trong cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, đặc biệt khu vực nông nghiệp và nông thôn, giúp người dân tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống. Các QTDND hoạt động an toàn, bù đắp chi phí và có tích lũy, xây dựng trụ sở khang trang từ nguồn vốn góp của thành viên và lợi nhuận tích lũy được.
Đến 31/3/2012, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân có 1.111 QTDND cơ sở
hoạt động tại 56 trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 16 Quỹ so với 31/12/2011 và tăng 52 Quỹ so với cùng kỳ năm trước.
Tổng nguồn vốn của các QTDND cơ sở đến 31/3/2012 là 37.570 tỷ đồng (bình quân 33,8 tỷ đồng/Quỹ), tăng 10,6% so với số vốn ở thời điểm 31/12/2011 và 19,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư là 29.924 tỷ đồng, chiếm 79,6% tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 15% so với thời điểm 31/12/2011 và tăng 21,6%
so với cùng kỳ năm trước. Có 596 Quỹ (chiếm 53,6% tổng số QTDND) có nguồn vốn huy động tiền gửi của dân cư chiếm trên 80% tổng nguồn vốn hoạt động, đã giúp các QTDND chủ động được nguồn vốn trong hoạt động, không phụ thuộc vào nguồn vốn vay.
Nguồn vốn chủ sở hữu là 2.661 tỷ đồng, chiếm 7,1% tổng nguồn vốn, giảm 4,3% so với số vốn ở thời điểm 31/12/2011 và tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn điều lệ là 1.644 tỷ đồng (bình quân 1,5 tỷ đồng/
Quỹ).
Đến 31/3/2012, tổng dư nợ cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là 29.765 tỷ đồng (bình quân 26,8 tỷ đồng/Quỹ), chiếm 79,2% tổng sử dụng vốn, tăng 3,5% so với thời điểm 31/12/2011 và tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 27.606 tỷ đồng (chiếm 92,7%), cho vay trung và dài hạn là 2.159 tỷ đồng (chiếm 7,3%). Nợ xấu của các QTDND cơ sở là 174 tỷ đồng, chiếm 0,6% dư nợ cho vay; đây là tỷ lệ rất thấp so với các NHTM.
Sản phẩm, dịch vụ của QTDND:
Các QTDND đều được NHNN cấp giấy phép thực hiện hai nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay. Đây là hai sản phẩm, dịch vụ chính của
QTDND. Về sản phẩm, dịch vụ huy động vốn, các QTDND thực hiện huy động vốn từ tất cả mọi các cá nhân, pháp nhân, không phân biệt người thành viên hay không thành viên, không phân biệt địa bàn cư trú. Trải quả gần 20 năm hoạt động, các QTDND đã có được uy tín tốt trong dân cư, thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay. Hiện nay nguồn vốn huy động của hệ thống QTDND (29.924 tỷ đồng) đã lớn hơn dư nợ cho vay (29.765 tỷ đồng).
Trong khi đó, về sản phẩm cho vay, các QTDND chỉ cho các thành viên vay.
Mặc dù Luật HTX hiện hành không hạn chế QTDND chỉ cho thành viên vay, nhưng ngay từ đâu, NHNN đã có qui định rất chặt chẽ về việc QTDND chỉ được cho vay đối với thành viên QTDND. Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là qui định nhằm bảo đảm an toàn tín dụng, bởi các QTDND đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Tương tự như vây, NHNN cũng hạn chế địa bàn hoạt động của QTDND. Dù Luật HTX có cho phép QTDND cho vay tự do mọi khách hàng, hoạt động trên mọi địa bàn, thì NHNN vẫn có qui định hạn chế trong thẩm quyền Quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Người dân trên địa bàn có thể gia nhập QTDND rất đơn giản: chỉ cần nộp đơn và góp vốn tối thiểu (50.000,-- VND) là trở thành thành viên QTDND. Tuy nhiên, không phải cứ là thành viên QTDND thì được vay vốn. Điều kiện quan trọng nhất để vay vốn là có phương án khả thi và tài sản đảm bảo. Do vậy vẫn có những thành viên từ nhiều năm nay nhưng không vay vốn vì không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ.
Chia lãi tại các QTDND:
Cả hệ thống QTDND có 1.600.000 thành viên. Trung bình một QTDND có 1.500 thành viên. Số đông các thành viên chỉ tham gia góp vốn ở mức 50.000 VND-100.000 VND. Chỉ một số ít thành viên sáng lập, các cán bộ chủ chốt, cán bộ điều hành tham gia góp vốn cao hơn, thường từ 50 triệu đồng đến 200 triệu-300 triệu đồng. Theo qui định mức góp tối đa của một thành viên không quá 30% vốn điều lệ của QTDND. Dù góp nhiều hay góp ít mỗi thành viên chỉ có một phiếu bầu khi biểu quyết. Do vây, về bản chất, QTDND do tập thể số đông thành viên chi phối chứ không bị một số cá nhân góp vốn lớn như tổ chức tín dụng cổ phần.
Các thành viên góp vốn nhiều thường có mức thu nhập khá, nhiều người là lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của QTDND nên ít vay vốn hơn (NHNN không cấm, nhưng thực ra cũng không khuyến khích lãnh đạo chủ chốt QTDND vay vốn tại chính tổ chức tín dụng của mình, để tránh rủi ro như các NHTM). Theo NHNN, các QTDND hoạt động khá hiệu quả, các thành viên góp vốn được nhận cổ tức mức hợp lí (cao hơn lãi suất tiết kiệm nhưng không quá lãi suất cho vay của QTDND). Việc hạn chế thị trường chợ đen, giúp người dân tiếp cận được với vốn vay, nhất với lãi suất hợp lý trên thị trường chính là một sản phẩm, dịch vụ quan trọng của QTDND dành cho